Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khoảng 6 triệu người Mỹ phải dùng insulin để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân chủ yếu sử dụng insulin bằng cách tự tiêm bằng bút tiêm hoặc ống tiêm, hoặc cấy máy bơm cấy ghép bán cố định. Tuy nhiên, đây là các phương pháp có xâm lấn, không thoải mái, phải sử dụng kim tiêm và cần điều kiện vô trùng.
Để cung cấp loại thuốc này theo cách ít xâm lấn hơn, các nhà nghiên cứu đã khám phá những cách khác để cung cấp insulin qua da. Làn da là lớp bảo vệ tốt và thuốc di chuyển qua da vào cơ thể từ từ.
Hiệu quả trị đái tháo đường từ miếng dán insulin
Nghiên cứu cho thấy, lớp màng bên trong miệng rất mỏng, chỉ bằng 1/4 độ dày của da nên là nơi hấp thu thuốc dễ dàng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại Vật liệu sinh học ứng dụng ACS (Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ) đã thiết kế miếng dán được nạp insulin có thể dính dễ dàng vào bên trong má. Miếng dán là một tấm thảm sợi polyme được kích hoạt bằng nhiệt để giải phóng thuốc đã được phát triển trước đây, có thể bám vào niêm mạc má và cung cấp insulin.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu ngâm các hình vuông nhỏ của một tấm thảm sợi nano, được làm từ các sợi điện cực poly (axit acrylic), β-cyclodextrin và oxit graphene đã khử, trong dung dịch với insulin trong ba giờ. Sau đó, dán các miếng dán có chứa insulin lên niêm mạc má và giác mạc của lợn.
Kết quả cho thấy, niêm mạc má không bị kích ứng hoặc thay đổi thị giác do nhiệt của tia laser. Ngay sau khi vật liệu được kích hoạt, lượng đường trong máu của lợn đã giảm. Đồng thời, nồng độ insulin trong huyết tương tăng lên. Đây là bằng chứng cho thấy, phương pháp này có hiệu quả trong việc đưa insulin vào máu.
Trong thời gian tới, các nghiên cứu tiền lâm sàng trên người sẽ được tiếp tục tiến hành sâu hơn để đi đến các kết luận chuẩn xác hơn về việc dùng miếng dán insulin ở má người điều trị bệnh đái tháo đường.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Kỳ tích: Vaccine ngừa COVID-19 làm nên lịch sử.