Ngày 11.5, hơn 7 triệu cử tri của 2 tỉnh miền đông Ukraine là Donetsk và Lugansk được kêu gọi bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu về tuyên bố độc lập.

Theo tờ Le Monde, khoảng 1.200 phòng phiếu đã được mở ở 12 thành phố của 2 tỉnh trên. Dự kiến kết quả sơ bộ sẽ có vào sáng nay 12.5. Đại diện lực lượng chống chính quyền Kiev ở Donetsk và Lugansk cho biết có hàng chục ngàn “tình nguyện viên” được huy động để “giữ trật tự”. Cử tri sẽ trả lời câu hỏi được in bằng tiếng Ukraine và tiếng Nga: “Bạn có đồng ý việc Cộng hòa nhân dân Donetsk/Lugansk được độc lập hay không?”.
Trả lời Đài BBC, người điều phối công tác tổ chức Roman Lyagin cho biết các máy in được đặt ở trụ sở các cơ quan hành chính địa phương hiện do phe chống đối kiểm soát từ đầu tháng 4 đã hoạt động 24/24 trong 2 tuần qua để kịp phục vụ cuộc trưng cầu. Như lo ngại của giới quan sát, cuộc trưng cầu tiếp tục khiến xung đột tại Ukraine thêm căng thẳng. Từ đêm 10.5 đến rạng sáng qua, quân đội nước này không ngừng nã đạn vào thành phố Slavyansk (tỉnh Donetsk), mục tiêu hàng đầu của chiến dịch “chống khủng bố” do Kiev phát động.
Các tay súng thân Nga cho biết sáng 11.5, làng Andriivka ở cửa ngõ phía nam của Slavyansk đã bị tấn công bằng đạn cối trong khi nhiều loạt súng trường nổ ra tại khu vực trung tâm. RIA-Novosti dẫn thông tin từ phe chống đối khẳng định việc bỏ phiếu ở một số địa phương khác của Donetsk và Lugansk gặp trở ngại do các đợt tấn công quân sự “mang tính phá hoại”.
Theo Le Monde, khác với Crimea, ngay cả khi được cử tri ủng hộ, cả hai “cộng hòa nhân dân” Donetsk và Lugansk vẫn thuộc Ukraine nhưng trở thành thực thể tự trị. Tuy nhiên, nếu sau đó Kiev không thực hiện cải cách để giảm quyền trung ương, tăng quyền địa phương, phe chống đối không loại trừ khả năng đề nghị sáp nhập vào Nga. Việc 2 tỉnh này thành lập “cộng hòa nhân dân” cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc bầu cử tổng thống trong 2 tuần tới, điều được chính phủ lâm thời Ukraine xem là điều kiện để giải quyết khủng hoảng. AFP ngày 11.5 dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố: “Cuộc trưng cầu ngày 11.5 được tổ chức và tài trợ bởi Điện Kremlin không có giá trị gì về mặt pháp lý. Những kẻ tổ chức trò hề này đã vi phạm hiến pháp và luật pháp Ukraine”.
- Mỹ lôi kéo các nước Baltic nhằm đối trọng với Nga về Ukraine
- Ukraine: Đụng độ giữa hai nhóm biểu tình ở Sevastopol
- Làn sóng ủng hộ Nga lan rộng ra các tỉnh miền Đông Ukraine
- Mỹ kêu gọi 6 nước họp bàn về khủng hoảng Ukraine
- Cơ quan an ninh, truyền thông Ukraine bị tấn công mạng
- Mỹ cấm cấp thị thực cho người bị cáo buộc gây chia rẽ Ukraine
- Ukraine tố quân Nga chiếm đơn vị tên lửa ở Crimea
- Nga Mỹ nỗ lực đàm phán về căng thẳng ở Ukraine
- Nga thử tên lửa đạn đạo giữa căng thẳng Ukraine
- Tổng thống Nga thị sát tập trận bắn đạn thật gần Ukraine
- quốc hội Ukraine
- truyền thông Ukraine
- chính trị UKraine
- Nga bên ngoài đơn vị quân đội Ukraine
- phong tỏa bờ biển Ukraine
- số người Việt có quốc tịch Ukraine
- Đại sứ Ukraine
- hải quân Ukraine
- Ukraine hé lộ hàng nghìn tài liệu mật
- Tổng thống tạm quyền Ukraine
- Tổng thống V.Putin được hay mất trong ván bài Crimie?
Theo Thanh Niên