Miễn dịch kém nên ăn gì để tăng sức đề kháng phòng bệnh cúm A?

SKĐS - Khi hệ miễn dịch kém thì cơ thể dễ lây bệnh, viêm nhiễm, hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, chống lại các đợt cảm lạnh, cúm A...

4 loại thực phẩm người mắc cúm A nên ăn để tăng cường sức đề kháng4 loại thực phẩm người mắc cúm A nên ăn để tăng cường sức đề kháng

SKĐS - Tuy là bệnh thông thường nhưng cúm A cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc điều trị đúng. Biến chứng dễ xảy ra ở người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch kém. Vậy, người mắc cúm A nên làm gì, ăn uống thế nào để bệnh nhanh khỏi?

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi chúng ta có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì ít có nguy cơ bị bệnh hơn.

TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết: Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, trong bữa ăn chúng ta có thể cân đối chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa...); dầu (dầu, mỡ, hạt có dầu...); ngũ cốc (cơm, mì, bánh mì, khoai củ...); rau xanh quả chín...

1. Uống đủ nước

Khi bị ốm, giữ đủ nước là một trong những cách hữu ích nhất để giúp cơ thể nhanh hồi phục. Uống đủ nước sẽ giúp làm lỏng chất nhầy bị mắc kẹt, làm dịu các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau họng hoặc ho. Hãy uống ít nhất 7-8 ly nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể đủ nước vì chúng ta có xu hướng mất nhiều nước hơn khi bị bệnh.

2. Sữa chua Hy Lạp

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Chế độ ăn cũng cần một số thực phẩm lên men giúp cho đường ruột khỏe mạnh, bổ sung lợi khuẩn các dạng: dạng uống, gói, nước hoặc sữa chua men sống bổ sung lợi khuẩn.

Sữa chua Hy Lạp chứa nhiều men vi sinh chống lại bệnh tật và chứa nhiều protein hơn sữa chua thông thường. Một phân tích tổng hợp được công bố trên Tạp chí Y học Gia đình Hàn Quốc cho thấy men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm chứa men vi sinh hàng ngày có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn những người không ăn bất kỳ thực phẩm giàu men vi sinh nào.

3. Cá hồi giàu kẽm tốt cho người miễn dịch kém

Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung kẽm có thể giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi...

Cá hồi không chỉ giàu protein mà còn là nguồn giàu kẽm, một chất dinh dưỡng đã được chứng minh là giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu bạn muốn gia đình mình, đặc biệt là con bạn tránh khỏi cảm lạnh trong mùa đông này thì bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu kẽm.

Miễn dịch kém nên ăn gì để tăng sức đề kháng phòng bệnh cúm A?- Ảnh 2.

Nên ăn những thực phẩm giàu kẽm để tăng miễn dịch.

Tạp chí Thực hành Gia đình đã công bố một nghiên cứu kiểm tra tác dụng của kẽm đối với bệnh cảm lạnh thông thường ở trẻ em từ 1-10 tuổi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng kẽm làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng khi dùng trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu ghi nhận một thử nghiệm khác liên quan đến trẻ em từ 6,5-10 tuổi đã chứng minh kẽm cũng là một chất bổ sung cần thiết, hữu ích trong việc ngăn ngừa cảm lạnh. Những đứa trẻ dùng 15mg kẽm mỗi ngày trong 7 tháng được phát hiện là ít bị cảm lạnh hơn trong mùa cúm so với những đứa trẻ trong nhóm đối chứng.

4. Socola đen

Socola đen chứa hàm lượng lớn theobromine, một chất chống oxy hóa đã được chứng minh có tác dụng làm giảm ho. Một nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Pharmacology cho thấy, theobromine rất hữu ích trong việc ngăn chặn các triệu chứng ho ở những người bị viêm phế quản, nhưng vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận đầy đủ phát hiện của họ.

Miễn dịch kém nên ăn gì để tăng sức đề kháng phòng bệnh cúm A?- Ảnh 3.

Socola đen giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn cảm lạnh.

5. Dầu oliu nguyên chất

Loại dầu này đã được chứng minh là giúp xây dựng và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy, hàm lượng acid béo không bão hòa đa cao trong dầu oliu hoạt động như một chất chống viêm trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.

6. Bánh mì nguyên hạt

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, ngũ cốc nguyên hạt có chứa đặc tính chống viêm, cho phép tăng sản xuất vi khuẩn khỏe mạnh. Theo nghiên cứu, 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể nằm trong ruột của bạn. Vì vậy, cần giữ cho đường ruột khỏe mạnh nếu bạn muốn có sức đề kháng tốt chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh.

7. Trứng chứa vitamin D tăng miễn dịch

Miễn dịch kém nên ăn gì để tăng sức đề kháng phòng bệnh cúm A?- Ảnh 4.

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch.

Trứng, đặc biệt là lòng đỏ, chứa nhiều chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch. Trứng chứa một lượng lớn vitamin D, một loại vitamin rất quan trọng trong việc điều hòa và tăng cường khả năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA, những người tham gia dùng vitamin D hàng ngày vào mùa đông sẽ ít bị cảm lạnh hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nào khác so với những người không dùng.

8. Tỏi hỗ trợ trị cảm lạnh rất tốt

Tỏi là một trong những thực phẩm chữa cảm lạnh tốt nhất và được sử dụng lâu đời. Trong tỏi có chứa chất allicin, hợp chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Do đó, tỏi được coi là thực phẩm tốt để trị bệnh cúm, giảm ngạt mũi, giảm ho.

Một đánh giá về thực phẩm được công bố trong Cơ sở dữ liệu tổng quan hệ thống của Cochrane cho thấy, nhóm người tham gia nghiên cứu ăn tỏi trong thời gian 3 tháng chỉ gặp 24 trường hợp mắc cảm lạnh thông thường, giảm đáng kể so với 65 trường hợp.

Các chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật của tỏi mang lại cho nó đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa viêm nhiễm. Các nhà khoa học cũng tin rằng tỏi có đặc tính kháng virus có thể hoạt động theo 2 cách: ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào và bằng cách tăng cường phản ứng miễn dịch để chống lại những tác nhân xâm nhập một cách hiệu quả.

PGS. Nguyễn Thị Lâm đưa ra lời khuyên: Mọi người nên ăn 15-20 thực phẩm mỗi ngày và đa dạng các nhóm thực phẩm. Mỗi thực phẩm có thành phần khác nhau thì chúng ta sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Nên chú ý ăn đủ chất đạm, các vitamin A, C,D, E,...; các khoáng chất như sắt, kẽm, selen… cũng tham gia yếu tố miễn dịch hay vitamin nhóm B cũng cần trong chế độ ăn.
7 loại trái cây và rau quả ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh7 loại trái cây và rau quả ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh

SKĐS - Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

9 “siêu thực phẩm” giúp bạn đẩy lùi lão hóa nếu ăn thường xuyên.


Thiên Châu
Ý kiến của bạn