Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 11/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ như: Tây Ninh 37.6 độ, Biên Hòa (Đồng Nai) 37.5 độ, Đồng Phú (Bình Phước) 38.6 độ, Mộc Hóa (Long An) 37.2 độ,…; độ ẩm tương đối lúc 13h phổ biến 45-50%; khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ.
Ngày 12-13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ.
Cơ quan khí tượng dự báo, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Từ khoảng ngày 13-14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, hôm nay nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở khu vực miền Đông Nam Bộ, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt, lên tới 40 độ C. Đây là thời kỳ đỉnh điểm nắng nóng trên khu vực các tỉnh Nam Bộ và dự báo còn kéo dài trong nhiều ngày tới.
Theo dự báo trong ngày 12/4, một số nơi tại TP Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất là 38 độ C. Đến ngày 13/4, dự báo một số nơi như khu vực quận 1, quận 3, quận 4, quận Tân Bình, quận 12, huyện Củ Chi... nhiệt độ cao nhất có khả năng lên đến 39 độ C, cao nhất từ đầu năm đến nay. Tại một số tỉnh như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương dự báo trong ngày 12/4 nhiệt độ nhiều nơi có thể lên đến 40 độ C. Thời gian nắng nóng tại Nam Bộ kéo dài từ 12 giờ đến 16 giờ mỗi ngày.
Nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2 - 4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa. Do đó nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư, cháy rừng ở mức cao. Ngoài ra, nắng nóng còn dễ gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt cho người dân cũng như một số bệnh về hô hấp và tiêu hóa.
Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Cơ quan khí tượng lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.
Trước tình hình trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) khuyến cáo người dân nên uống đủ nước, hạn chế tiếp xúc với nắng nóng, nhất là thời điểm từ 10 - 16 giờ. Trường hợp cần thiết phải ra ngoài, mọi người nên đeo khẩu trang; mặc quần áo dài tay, thoáng mát để duy trì thân nhiệt ổn định.
Khi làm việc ngoài trời nắng, người dân nên hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, đặc biệt là vùng vai gáy. Nếu có thể, mọi người nên chọn làm việc trong môi trường ít nắng (buổi sáng, buổi chiều), chủ động làm việc trong bóng râm, nơi có mái che, có hệ thống điều hòa, quạt thông gió… để hạ nhiệt. Sau khi làm việc khoảng hơn một tiếng đồng hồ, người dân nên nghỉ ngơi, có thời gian cho cơ thể thích nghi với nhiệt độ khi thay đổi môi trường
Xem thêm video đang được quan tâm:
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 11/4: Miền Bắc sắp đón nắng nóng diện rộng | SKĐS