Hà Nội

MH17 và sự nhức nhối của hàng không Malaysia

30-07-2014 08:00 | Quốc tế
google news

SKĐS - Không như vụ MH370, cách xử lý tình huống của Malaysia bị thế giới lên án, vụ MH17 khiến cả thế giới chia sẻ với hãng hàng không đang gặp nhiều rủi ro này.

Không như vụ MH370, cách xử lý tình huống của Malaysia bị thế giới lên án, vụ MH17 khiến cả thế giới chia sẻ với hãng hàng không đang gặp nhiều rủi ro này.

Lần đầu tiên sau thảm họa, Malaysia tuyên bố rằng Chính phủ Ukraine phải chịu trách nhiệm về vụ thảm kịch rơi máy bay MH17. Theo đó, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai viện lý do là chính các kiểm soát viên không lưu Ukraine đã cho phép máy bay MH17 bay qua không phận của nước này vào ngày định mệnh 17/7. Các kiểm soát viên không lưu của Ukraine đã không thông báo cho phi công MH17 rằng họ không được phép bay trong khu vực chiến sự, ông Liow nói. Chính phủ Ukraine phải có trách nhiệm thông báo cho chiếc Boeing 777 này nếu nó đang di chuyển ở vùng nguy hiểm. Ngoài ra, ông Liow cũng cho biết thêm, Thủ tướng nước này, ông Najib Razak đã lên đường sang Hà Lan để thảo luận về vụ việc MH17 với người đồng cấp. Trước đó, hôm 28/7, ông Najib đã đạt được thỏa thuận với lãnh đạo quân ly khai Alexander Borodai để bàn giao các hộp đen MH17 và thi thể các nạn nhân vụ tai nạn trên.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Đại sứ Hà Lan tại Ukraine đặt hoa tưởng niệm nạn nhân của MH17 tại Đại sứ quán Hà Lan ở Kiev.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Đại sứ Hà Lan tại Ukraine đặt hoa tưởng niệm nạn nhân của MH17 tại Đại sứ quán Hà Lan ở Kiev.

Trong khi đó, hy vọng cuối cùng của một số thân nhân vụ MH17 cũng tắt ngấm khi Cảnh sát trưởng Hà Lan G.Bouman thông báo thi thể một số nạn nhân trên chiếc máy bay Malaysia Airline mang số hiệu MH17 bị bắn rơi ở Đông Ukraine có thể không bao giờ tìm thấy. Ông Bouman cho biết: “Toàn bộ người thân của các nạn nhân xấu số đều được thông báo về điều này. Và hiện vẫn còn chưa rõ có bao nhiêu thi thể chưa được tìm thấy. Những gì chúng tôi tìm thấy trong các túi đựng xác ở Ukraine là không thể tả được. Bên trong đó rất kinh khủng, ngay cả những người cứng rắn nhất từng làm công việc này cũng thấy khó xử lý. Các bộ phận lẫn lộn nhau, tất cả ở trong túi”. Quân ly khai Đông Ukraine cho biết, một chuyến tàu chở đầy tư trang của các nạn nhân đã được bàn giao cho quan chức Hà Lan. Tuy nhiên, Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Hà Lan Lodewijk Hekking cho biết, không có vụ bàn giao nào và chỉ có vài món đồ được chuyển giao chính thức. “Thứ sáu tuần trước, hai nhà điều tra có mặt tại hiện trường và thu nhặt một số đồ cá nhân của nạn nhân như hộ chiếu, các vật nhỏ và họ đã đem về theo người”.

Trong một diễn biến khác, Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc Navi Pillay nói rằng, việc bắn hạ chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines tại khu vực do phiến quân kiểm soát ở miền Đông Ukraine có thể bị coi là tội ác chiến tranh. Bà cũng kêu gọi “cuộc điều tra nhanh chóng, tường tận, hữu hiệu, độc lập và vô tư” về vụ bắn hạ chiếc máy bay.

Matxcơva ủng hộ việc sớm bắt đầu cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing Malaysia dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và cảnh báo ý đồ tổ chức các cuộc tiếp xúc riêng rẽ với Kiev về vấn đề này. Ngoại trưởng Lavrov cũng đồng thời kêu gọi phải cân nhắc đến tình hình tại khu vực máy bay gặp nạn, mà trước hết là các vụ pháo kích của quân đội Ukraine vẫn đang tiếp diễn ở những vùng lãnh thổ liền kề.

Trang mạng của Ðức Wahrheit fuer Deutschland (Sự thật cho nước Ðức) đã đăng một bài viết làm xôn xao dư luận thế giới. Bài viết ghi lại lời thú nhận của phi công lái tiêm kích SU-25 Ukraine về sự thật những gì đã xảy ra trên bầu trời Donbass (Ukraine) vào ngày xảy ra thảm họa MH 17 của hãng hàng không Malaysia.

Theo bài viết, viên phi công này đã thú nhận rằng chính anh ta đã nhấn nút khẩu pháo bắn vào chiếc MH17. Hình ảnh chiếc SU-25 của phi công này đã được vệ tinh chụp lại và giới thiệu tại cuộc họp báo của Bộ Tổng tham mưu Nga mới đây. Quan chức an ninh Ukraine nói máy bay Malaysia Airlines bị rơi ở miền Ðông Ukraine vì bị trúng mảnh tên lửa khiến mất áp suất trong khoang. Họ cho biết thông tin này được lấy từ hộp ghi dữ liệu bay mà các chuyên gia Anh quốc đang phân tích. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) khi nghiên cứu các mảnh vỡ của chiếc Boeing 777 tại nơi xảy ra thảm họa cũng đưa ra nhận định ban đầu tương tự như lời thú nhận của phi công Ukraine.

Theo Bộ Tổng tham mưu Nga, tiêm kích SU-25 của Ukraine đã có mặt trên bầu trời Donbass, gần với chiếc MH 17 ngay thời điểm trước khi xảy ra thảm họa. Ngoài các tên lửa “không đối không”, SU-25 còn được trang bị 1 khẩu pháo 30mm nòng kép AO-17A với 250 viên đạn. Hiện thông tin này chưa được xác nhận độc lập, nhưng đã được nhiều báo Nga đăng lại và đang lan truyền khá nhanh trên mạng.

(Theo CNN, Wahrheit fuer Deutschland, AFP )

Vũ Quỳnh

 


Ý kiến của bạn