Mệt mỏi, yếu cơ… do thiếu loại vitamin phổ biến

13-07-2023 09:08 | Dược

SKĐS - Thiếu vitamin B12 là phổ biến, đặc biệt ở những người ăn chay và người lớn tuổi. Khi thiếu vitamin B12 có thể gây mệt mỏi, yếu cơ và các vấn đề về trí nhớ…

1. Triệu chứng thiếu vitamin B12

Vitamin B12 còn được gọi là cobamin, là một loại vitamin tan trong nước rất cần thiết cho chức năng não và thần kinh. Đây là lý do tại sao khi thiếu vitamin B12 sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng tiềm ẩn.

Triệu chứng khi thiếu vitamin B12

Biến chứng do thiếu vitamin B12

Mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao và nhịp tim nhanh

Thiếu máu, khi bạn không có đủ tế bào hồng cầu

Các vấn đề về ngứa ran, tê, yếu và thăng bằng

Bệnh thần kinh, tổn thương dây thần kinh

Suy giảm nhận thức và thay đổi hành vi

Sa sút trí tuệ, suy giảm tinh thần

1.1 Thiếu vitamin có thể gây thiếu máu

Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu (RBCs). Những tế bào này mang oxy đi khắp cơ thể, giúp cơ thể sản xuất năng lượng.

Thiếu vitamin B12 dẫn đến khiếm khuyết hồng cầu, gây thiếu máu. Khi thiếu máu sẽ khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi.

Mệt mỏi, yếu cơ… do thiếu loại vitamin phổ biến - Ảnh 2.

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

1.2 Bệnh thần kinh do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 cũng là một phần quan trọng của hệ thần kinh khỏe mạnh. Khi thiếu vitamin B12 có thể khiến các dây thần kinh trong não, tủy sống và các nơi khác trong cơ thể dần dần thoái hóa (suy giảm chức năng thần kinh). Điều này gây ra sự yếu đuối và mất cân bằng. Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn nếu bạn cũng bị thiếu máu.

1.3 Sa sút trí tuệ

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ với biểu hiện:

  • Mất trí nhớ
  • Suy giảm nhận thức và khả năng phán đoán
  • Thay đổi hành vi
  • Các vấn đề về tự chăm sóc
  • Thiếu vitamin B12 trầm trọng và lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

1.4 Các triệu chứng khác

Các triệu chứng thiếu vitamin B12 khác có thể bao gồm:

  • Giảm bạch cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Giảm tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu
  • Nhức đầu
  • Giảm cân
  • Thay đổi tâm trạng, đặc biệt là trầm cảm
  • Thay đổi hành vi
  • Mất hoặc giảm khứu giác
  • Sưng lưỡi…

2. Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có hai nguyên nhân chính:

- Do không nhận đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống: Nhiều nguồn vitamin B12 đến từ protein động vật. Do đó, những người ăn chay trường hoặc ăn thuần chay không bổ sung vitamin B12, có nguy cơ bị thiếu vitamin B12.

- Có vấn đề về hấp thụ B12 trong ruột: Nguy cơ thiếu vitamin B12 cũng cao hơn ở người già và những người lạm dụng rượu (do sự hấp thụ kém vitamin B12 trong ruột).

Mệt mỏi, yếu cơ… do thiếu loại vitamin phổ biến - Ảnh 3.

Nhiều nguồn vitamin B12 đến từ protein động vật

Vitamin B12 được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm, bao gồm:

  • Thịt
  • Sữa
  • Ngũ cốc…

Các nguyên nhân gây suy giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 bao gồm:

- Thiếu máu ác tính, một rối loạn tự miễn dịch trong đó các kháng thể tấn công các tế bào giải phóng yếu tố nội tại, làm giảm hấp thu vitamin B12.

- Viêm đường tiêu hóa (GI) như bệnh Crohn và bệnh celiac.

- Sử dụng kéo dài một số loại thuốc như thuốc trị đái tháo đường (metformin) và thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm axit dạ dày.

- Những người phải cắt bỏ dạ dày.

- Phẫu thuật cắt bỏ đường tiêu hóa (phương pháp điều trị các vấn đề y tế nghiêm trọng như tắc ruột hoặc ung thư.

3. Chẩn đoán thiếu vitamin B12

Việc chẩn đoán vitamin B12 không phải lúc nào cũng rõ ràng. Điều này là do nhiều triệu chứng phổ biến của việc thiếu hụt vitamin B2 trùng lặp với các triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể căn cứ vào tiền sử bệnh, tình trạng lâm sàng (ví dụ da nhợt nhạt; các dấu hiệu thần kinh như giảm cảm giác ở chân, phản xạ kém; lú lẫn hoặc khó giao tiếp…) và làm một số xét nghiệm để chẩn đoán (xét nghiệm công thức máu toàn bộ - CBC và mức vitamin B12)… để chẩn đoán.

4. Cách điều trị thiếu vitamin B12

4.1. Bổ sung vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể được quản lý bằng việc bổ sung vitamin B12 đường uống hoặc tiêm. Nếu sự thiếu hụt vitamin B12 là do vấn đề hấp thụ, có thể cần phải tiêm, giúp vitamin hấp thụ trực tiếp vào cơ thể

Một số bệnh nhân cần bổ sung vitamin B12 suốt đời. Điều này thường phụ thuộc vào nguyên nhân của sự thiếu hụt. Bạn có thể cần tiếp tục bổ sung B12 ngay cả sau khi các triệu chứng được cải thiện.

Phục hồi từ sự thiếu hụt vitamin B12 cần có thời gian. Bạn có thể không có bất kỳ cải thiện nào trong vài tháng đầu điều trị. Việc cải thiện có thể dần dần và có thể tiếp tục trong vòng 6 đến 12 tháng.

4.2 Phục hồi chức năng

Một số người có thể có các triệu chứng kéo dài ngay cả sau khi điều trị. Tê, ngứa ran và yếu có thể làm mất thăng bằng. Do đó, cần phục hồi chức năng để ứng phó với tình trạng này.

Các vấn đề về trí nhớ có thể cải thiện khi mức vitamin B12 được điều chỉnh. Tuy nhiên, bạn có thể có một số thiếu sót trong kỹ năng tư duy của mình trong một thời gian dài. Liệu pháp và phục hồi chức năng nhận thức có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề.

Mời độc giả xem thêm video:

6 Loại Thực Phẩm Nên Tránh Khi Bị Viêm Khớp | SKĐS

DS. Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn