Hà Nội

Mệt mỏi, suy nhược do thiếu sắt, bổ sung như thế nào?

06-12-2022 14:21 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược không rõ nguyên nhân, rất có thể bạn bị thiếu sắt. Hãy đi khám và tìm hiểu nguyên nhân để bổ sung sắt thích hợp.

Sắt là một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể thực hiện một số quá trình quan trọng, thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sắt cần thiết để hình thành huyết sắc tố, một loại protein trong các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Một trong những vai trò thiết yếu nhất của sắt là giúp tạo ra và duy trì máu khỏe mạnh.

Mức độ sắt thấp có thể dẫn đến các mô và cơ quan không nhận đủ máu giàu oxy, gây thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu sắt thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí còn là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

photo-1670294421134

Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi, suy nhược…

1. Thiếu sắt xảy ra khi nào?

Sắt có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày và được cơ thể dự trữ. Thiếu sắt thường xảy ra ở những người ăn kiêng.

Các nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng thiếu sắt bao gồm:

  • Kinh nguyệt
  • Mang thai hay mất máu trong khi sinh
  • Giảm khả năng hấp thụ sắt, có thể là do một số tình trạng sức khỏe (bệnh Celiac, bệnh viêm ruột, nhiễm H. pylori ) hoặc phẫu thuật giảm cân…
  • Lượng sắt thấp trong chế độ ăn uống.
  • Chảy máu mãn tính ở đường tiêu hóa

TS. Zuleikha Tyebjee, bác sĩ ti Houston Methodist cho biết, mất máu nói chung là lý do phổ biến nhất dẫn đến thiếu sắt. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt, do đó, cần xem xét nguyên nhân của sự thiếu hụt này để được điều trị thích hợp.

2. Dấu hiệu thiếu sắt là gì?

Trong hầu hết các trường hợp, nếu thiếu sắt nhẹ có thể chưa gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu sự suy giảm tiếp tục và tiến triển thành thiếu máu do thiếu sắt, tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng có thể tăng lên.

Các triệu chứng thiếu sắt có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Yếu, đặc biệt là trong hoạt động thể chất hoặc tập thể dục
  • Cáu gắt
  • Nhức đầu
  • Đau ngực hoặc khó thở
  • Cảm giác thèm ăn bất thường, chẳng hạn như thèm đá bào
  • Hội chứng chân không yên

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần đi kiểm tra. Thông qua xét nghiệm máu có thể phát hiện tình trạng thiếu sắt.

3. Thiếu sắt được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Nếu nghi ngờ thiếu sắt, việc chẩn đoán hoặc loại trừ tình trạng thiếu sắt bắt đầu bằng khám sức khỏe, hỏi về tiền sử bệnh và thực hiện một số xét nghiệm máu, để kiểm tra nồng độ sắt, bao gồm ferritin (một loại protein lưu trữ sắt) và transferrin (một loại protein chuyển sắt đến các tế bào hồng cầu). Mức độ thấp của các protein này gợi ý thiếu máu do thiếu sắt.

TS. Tyebjee cho biết thêm, trong một số trường hợp có thể không có triệu chứng, nhưng chúng tôi có thể phát hiện ra tình trạng thiếu hụt tiềm ẩn thông qua xét nghiệm máu định kỳ, khi xem kết quả công thức máu toàn bộ - CBC (là một xét nghiệm đánh giá các tế bào lưu thông trong máu). Sau đó có thể thực hiện các xét nghiệm máu cụ thể về sắt để xác định sự thiếu hụt.

photo-1670294426113

Trước khi bổ sung sắt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khắc phục tình trạng thiếu sắt tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Thuốc bổ sung sắt thường là bước đầu tiên được sử dụng, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể bổ sung vitamin tổng hợp có chứa sắt.

Theo TS. Tyebjee, bổ sung sắt bằng đường uống là một cách an toàn, rẻ tiền và hiệu quả để điều trị hầu hết các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Thường mất khoảng sáu tháng bổ sung để lượng sắt dự trữ trở lại bình thường. Đối với những lý do thiếu hụt lâu dài hơn, chẳng hạn như phẫu thuật giảm cân, có thể cần bổ sung sắt trong thời gian lâu hơn.

Bác sĩ sẽ lựa chọn loại sắt uống phù hợp nhất với bạn và đưa ra lịch trình cũng như lời khuyên để bổ sung sắt hiệu quả.

Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân thiếu sắt ngay từ đầu. Đối với một số nguyên nhân gây thiếu hụt, chỉ uống thuốc sắt sẽ không đủ. Mặc dù hiếm gặp, đôi khi thiếu sắt có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc xác định và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng để quản lý cả sức khỏe tổng thể và tình trạng thiếu sắt lâu dài của người bệnh - TS. Zuleikha Tyebjee cho biết.

4. Thiếu sắt nên ăn những thực phẩm nào?

Sắt có trong phần lớn thực phẩm chúng ta ăn và được cơ thể chúng ta dự trữ để sử dụng.

photo-1670294431080

Rất nhiều thực phẩm có thể cung cấp sắt cho cơ thể.

Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

  • Thịt nạc, sò điệp và thịt gia cầm
  • Ngũ cốc ăn sáng và bánh mì tăng cường chất sắt
  • Hầu hết các loại đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan
  • Các loại hạt, bao gồm hạnh nhân, hạt hướng dương và đậu phộng
  • Một số loại trái cây, chẳng hạn như mận khô, đào khô và nước ép mận khô…

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về mức độ sắt của cơ thể, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bổ sung sắt - hoặc thậm chí là một loại vitamin tổng hợp có chứa sắt - vì việc hấp thụ quá nhiều sắt có thể gây ra các vấn đề bất lợi, thậm chí gây ngộ độc sắt.

5 triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt cần cảnh giác5 triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt cần cảnh giác

SKĐS - Các bác sĩ cảnh báo, ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ có thai.

Mời độc giả xem thêm video:

Những bệnh dân văn phòng cảnh giác và cách phòng tránh/SKĐS


DS Hoàng Thu Thủy
Ý kiến của bạn