1. Canxi
Canxi là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt quan trọng với xương và răng. Ngoài ra, canxi còn tham gia vào quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp truyền tải thông tin giữa các tế bào thần kinh và từ tế bào thần kinh đến cơ bắp... Thiếu canxi có thể gây ra các vấn đề về dẫn truyền thần kinh, dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ và khó tập trung.
Để tránh tình trạng mệt mỏi do thiếu canxi, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh, hải sản và các loại hạt. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
2. Kali
Kali là một khoáng chất quan trọng và là một trong những chất điện giải chính trong cơ thể. Nó đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng sinh lý, bao gồm: Duy trì cân bằng nước và điện giải; Tham gia vào quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co bóp cơ bắp, bao gồm cả cơ tim; Tham gia vào việc chuyển hóa carbohydrate và protein, giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả…
Thiếu kali có thể gây ra các triệu chứng như yếu cơ, chuột rút, mệt mỏi, và rối loạn nhịp tim. Ngược lại, mức kali quá cao cũng nguy hiểm và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
Để duy trì sức khỏe tốt, cần đảm bảo cung cấp đủ kali thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và kiểm tra mức kali định kỳ, đặc biệt đối với những người có các vấn đề về sức khỏe liên quan đến tim mạch hoặc thận.
Kali có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên, bao gồm:
- Trái cây: Chuối, cam, dưa hấu, mận, nho khô.
- Rau củ: Cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, khoai tây.
- Các loại đậu: Đậu đen, đậu lăng, đậu nành.
- Thịt, cá và các sản phẩm từ sữa.
3. Sắt
Sắt là thành phần chính để tạo ra hemoglobin. Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào, gây ra mệt mỏi, xanh xao. Sắt cũng quan trọng cho chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu sắt có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật.
Nguồn cung cấp sắt bao gồm:
- Thịt đỏ, gia cầm, hải sản.
- Đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan.
- Rau lá xanh đậm.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Trái cây khô như nho khô, mơ khô.
Nếu có triệu chứng thiếu sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Điều này có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thực phẩm bổ sung sắt, hoặc điều trị các nguyên nhân gây mất máu hoặc hấp thu sắt kém.
4. Magiê
Magiê là một trong những khoáng chất phổ biến nhất trong cơ thể và cần thiết cho sức khỏe toàn diện. Magiê tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Nó đóng vai trò quan trọng trong hơn 300 phản ứng enzym của cơ thể.
Thiếu hụt magiê gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, mệt mỏi và suy nhược. Trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tê, chuột rút, co giật. Để duy trì sức khỏe tốt, cần đảm bảo cung cấp đủ magiê thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Magiê có nhiều trong các loại thực phẩm, bao gồm:
- Rau lá xanh.
- Hạt: Hạnh nhân, hạt chia, hạt bí ngô.
- Đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu lăng.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, lúa mì nguyên hạt, yến mạch.
- Cá và hải sản: Cá hồi, cá thu.
- Trái cây: Chuối, bơ.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Đừng để cơ thể mệt mỏi khi thức dậy bởi đau cổ gáy! | SKĐS