Mẹo rửa rau nhiễm thuốc trừ sâu: chị em cần bỏ túi ngay lập tức

22-09-2017 20:22 | Khỏe - Đẹp

SKĐS - Không phải ai cũng kiếm được nguồn rau sạch và an toàn trong bối cảnh hiện nay, đa số các bà nội trợ đều mua rau ở chợ và không thể chắc chắn được các loại rau này có bị “dính” thuốc trừ sâu, chất kích thích, chất bảo quản hay không. Việc tích tụ các hóa chất độc hại từ thực phẩm như thế trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính khác.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc rửa rau đúng cách có thể cũng giúp loại bỏ một lượng không nhỏ hóa chất tồn dư trong rau củ.

Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh

-         Rau ăn lá: Rửa riêng biệt các loại rau ăn lá. Đầu tiên ngâm rau vài phút trong nước lạnh, sau đó rửa từng lá một. nếu rau ăn lá nhỏ như rau muốn thì rửa từng nắm nhỏ dưới vòi nước. Rửa lại trong rổ thưa. Lặp lại vài lần.

Để đảm bảo hơn, hãy pha một phần giấm, ba phần nước, ngâm một vài phút rồi rửa sạch. Cách này đã được chứng minh loại bỏ vi khuẩn tốt hơn nhiều so với dùng nước rửa bán trên thị trường.

-         Đối với khoai tây, củ cải, cà rốt, táo, dưa chuột: Rửa sạch, có thể dùng bàn chải để chải sạch đất bám trên vỏ. Sau đó gọt vỏ và rửa lại với nước để đảm bảo không dính vi sinh vật, giun sán từ phần vỏ vào bên trong.

-         Các loại quả mọng: Rửa sạch với nước lạnh trong một cái rổ thưa.

-         Rau quả có vỏ dày (bí, dưa hấu) hoặc không ăn vỏ (cam, bơ): Thường thì không mấy ai rửa dưa hấu khi cắt nhưng đây là sai lầm bởi vi khuẩn có thể theo dao vào bên trong thịt dưa. Vì vậy bạn hãy ghi nhớ nguyên tắc rửa sạch tất cả những gì bạn cắt.

-          Rau quả có nhiều nhánh (bông cải xanh, súp lơ): Ngâm vài phút trước khi cắt, sau đó rửa sạch trong một cái rổ thưa.

Cách tự pha chế nước rửa rau an toàn

Thay vì mua nước rửa rau bên ngoài, bạn có thể tự chế nước rửa rau bằng các nguyên liệu đơn giản trong nhà bếp.

Trước tiên, bạn hãy lấy 1 chậu nước và đổ nước vào. Sau đó, đổ thêm giấm táo với tỷ lệ 1:10 (5 lít nước, nửa lít giấm táo). Khuấy đều rồi bỏ rau củ vào đó. Để yên khoảng 10-15 phút ở nhiệt độ phòng.

Tiếp theo, bạn hãy rửa lại bằng nước. Bạn sẽ thấy dung dịch nước/giấm táo đổi màu trong quá trình này. Tất cả hóa chất, thuốc trừ sâu, vi khuẩn và chất bẩn khác sẽ ở lại trong nước và rau quả của bạn sẽ hoàn toàn sạch. Quá trình này cũng có thể kéo dài thời hạn sử dụng của nhiều loại trái cây vốn mau hỏng, chẳng hạn dâu tây, quả mọng và chuối.

Bạn có thể dùng dung dịch này vài lần trong ngày rồi sau đó đổ đi. Kể từ bây giờ, hãy áp dụng phương pháp này để bảo vệ sức khỏe của bạn và nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chế nước rửa rau với 1 trong 3 công thức sau:
Cách 1 (cho rau xanh)
- Một bát nước lớn
- 4 muỗng canh muối
- Nước cốt của 1/2 quả chanh
Hòa tất cả trong một bát lớn. Ngâm rau trong vài phút rồi rửa lại với nước sạch.

Cách 2 (cho rau xanh)
- 3 chén nước
- 1 chén giấm
- 1 muỗng canh muối
Trộn đều với nhau rồi ngâm rau từ 30 giây đến 2 phút, rửa sạch.

Cách 3 ( cho hoa quả tươi)
- 4 chén nước
- 1-2 muỗng canh giấm trắng
Pha các dung dịch với nhau trong một cái bát lớn rồi ngâm hoa quả (không quá 5 phút).

Một số mẹo nhỏ khi rửa rau

  1. Nếu chưa chế biến luôn, bạn không nên rửa rau trước khi cho vào tủ lạnh, vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  2. Cắt bỏ lá ngoài, ngọn của các loại rau diếp, bắp cải, cần tây và các loại rau khác có thể loại bỏ được dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn bám ở bề mặt bên ngoài.
  3. Rửa rau ngay dưới dòng nước chảy sẽ giúp cuốn trôi hóa chất tồn dư dễ dàng hơn.
  4. Nước vo gạo có tác dụng trung hòa độc tính của các tàn dư trong thuốc trừ sâu. Vì thế, ngâm trước các loại thực phẩm trong nước vo gạo cũng là một cách hay hạn chế bớt độc tố.
  5. Tự chế công thức nước rửa an toàn: Chuẩn bị nửa chén giấm trắng, một thìa baking soda, và 20 giọt tinh dầu hạt bưởi hoặc nước cốt chanh, pha cùng nước lạnh, sạch để rửa rau của bạn.
  6. Cắt bỏ lá ngoài, ngọn của các loại rau diếp, bắp cải, cần tây và các loại rau khác có thể loại bỏ được dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn bám ở bề mặt bên ngoài.

Đọc thêm: Biết vận hành hệ thống thải độc cơ thể, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung bướu


Ý kiến của bạn