Mẹo kiểm soát bệnh viêm phổi mùa đông

SKĐS – Gió lạnh mùa đông, chất lượng không khí giảm... có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của phổi. Một trong những tình trạng phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến phổi là viêm phổi. Vậy có thể ngăn chặn, kiểm soát tình trạng này không?

Các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và các trường hợp viêm phổi có xu hướng gia tăng, do mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Sự gia tăng của các loại tình trạng sức khỏe mạn tính này cũng có liên quan đến việc giảm nhiệt độ trong mùa đông.

Tình trạng bệnh phổi vào mùa đông còn do khả năng đột biến cao của virus trong thời gian này trong năm và giảm đột ngột chất lượng không khí.

photo-1702208770259

Viêm phổi có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân do thời tiết lạnh, sức đề kháng của con người bị giảm sút cùng với các loại virus cúm có cơ hội phát triển gây bệnh…

1. Hệ lụy của ô nhiễm không khí với sức khỏe của phổi

Tác động bất lợi của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe phổi đã được ghi nhận rất rõ ràng. Ô nhiễm ngoài trời bắt nguồn từ các hoạt động xây dựng, khí thải xe cộ và xả thải công nghiệp. Ô nhiễm không khí trong nhà phát sinh do hệ thống thông gió không đầy đủ, khói liên quan đến nhà bếp, hút thuốc và các chất gây ô nhiễm trong nhà như nấm mốc, thảm và khí thải nấu ăn... 

Không khí ô nhiễm mang theo các hạt vật chất (PM) bao gồm bụi cực nhỏ và các hạt hóa học xâm nhập vào hệ hô hấp, gây kích ứng và viêm nhiễm, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tối ưu của phổi.

Viêm phổi và các vấn đề về hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí bao gồm:

- Gia tăng đáng kể các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, COPD, viêm phổi… do các hạt mịn và khí độc xâm nhập sâu vào phổi gây viêm, tổn thương mô phổi.

- Làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn ở những người có bệnh lý từ trước, cùng với việc tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD do kích ứng và sẹo đường hô hấp mạn tính.

Cụ thể:

+ Các chất ô nhiễm như nitơ dioxide và sulfur dioxide… làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cá nhân dễ bị viêm phổi hơn.

+ Tiếp xúc kéo dài với không khí ô nhiễm gây viêm nhiễm kéo dài và tổn thương mô theo thời gian… làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi.

+ Ô nhiễm không khí trong nhà, từ các nguồn như khói thuốc lá, khói nấu ăn và hóa chất gia dụng… cũng góp phần phát triển ung thư phổi.

2. Mẹo kiểm soát viêm phổi trong mùa đông

Đối với các trường hợp cần dùng theo theo đơn, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám theo hẹn. Ngoài ra, để kiểm soát bệnh viêm phổi trong mùa lạnh, người bệnh cần lưu ý:

- Hạn chế các hoạt động thể chất ngoài trời trong thời gian ô nhiễm cao.

- Duy trì chất lượng không khí trong nhà bằng cách giảm thiểu việc sử dụng chất tẩy rửa hóa học, lựa chọn hệ thống thông gió tự nhiên và sử dụng máy lọc không khí.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời trong điều kiện chất lượng không khí kém.

- Tham gia các bài tập thở sâu, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và thói quen tập thể dục thường xuyên.

- Bỏ hút thuốc để bảo vệ sức khỏe phổi tối ưu.

- Giữ môi trường trong nhà sạch sẽ, không có bụi bẩn, nấm mốc và lông thú cưng.

Bằng cách làm theo những khuyến nghị này, các cá nhân có thể chủ động bảo vệ sức khỏe phổi của mình trong bối cảnh mức độ ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng.

Dấu hiệu cho biết bạn đã mắc viêm phổi và cách xử tríDấu hiệu cho biết bạn đã mắc viêm phổi và cách xử trí

SKĐS - Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc cả hai bên phổi, do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Mùa hè nắng nóng nên mọi người thích ăn, uống nước lạnh cùng với việc sử dụng điều hòa quá lạnh, nhiều giờ liên tục có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở người già và trẻ nhỏ.

Mời độc giả xem thêm video:

Cục máu đông trong phổi - Biến chứng nguy hiểm của Hậu Covid-19


BS. Nguyễn Bích Ngọc
Ý kiến của bạn