1. Nguyên nhân gây ra tóc bết
Muốn trị tóc bết, cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài yếu tố loại da dầu, còn do các tác nhân sau:
- Thời tiết: Đây là tác nhân khiến tóc bết dầu rõ nhất. Khi thời tiết nóng, mồ hôi nhiều hoặc thời tiết lạnh, độ ẩm cao đều là yếu tố kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, làm tóc nhanh bết dính và và bóng dầu.
- Gội đầu chưa đúng cách: Nhiều người có thói quen gội đầu hằng ngày mới cảm thấy mái tóc sạch sẽ, suôn mượt, không bị bết dính. Tuy nhiên khi gội đầu nhiều sẽ khiến tóc mất đi lượng dầu tự nhiên cần thiết cho tóc và tuyến dầu sẽ phải hoạt động tăng cường để giữ cân bằng dưỡng chất cho tóc. Thói quen này tình cờ tạo ra "phản xạ có điều kiện" khiến dầu luôn được tiết ra nhiều hơn và tóc sẽ nhanh bết.
- Dùng dầu gội không phù hợp với da đầu: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tóc bết. Hầu hết chúng ta chỉ lựa chọn sản phẩm dầu gội theo hãng, tên tuổi mà chưa chú ý đến thành phần trong dầu gội. Nếu dùng dầu gội chứa thành phần tẩy mạnh sẽ khiến tóc xơ, da đầu dễ kích ứng. Từ đó cũng kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn để cân bằng độ ẩm sẽ dẫn đến tóc bết. Nếu chọn dầu gội, dầu xả quá nhiều dưỡng thì đối với loại da dầu sẽ gây bết dính tóc ngay sau khi gội xong.
Do đó hãy đọc thành phần có trong dầu gội trước khi sử dụng. Dù là loại dầu gội tên thương hiệu nào cũng sẽ có nhiều dòng sản phẩm phù hợp với từng loại da.
- Chải, vuốt tóc liên tục: Thói quen này sẽ khiến dầu lan rộng theo hướng tóc được chải, vuốt. Ngoài ra vi khuẩn từ bàn tay sẽ bám vào tóc và nhanh chóng nhân lên sẽ khiến đầu tóc nhanh bết bẩn hơn...
2. Cách trị tóc bết 'cấp tốc'
Vào ngày Tết sẽ khiến bạn bận rộn, có thể thực hiện cách sau giúp khắc phục nhanh tình trạng tóc bết khi chưa kịp gội đầu:
- Dầu gội khô:
- Chia tóc thành từng lọn nhỏ.
- Sử dụng dầu gội khô xịt lên thân tóc và đuôi tóc.
- Xoa bóp da đầu để dầu gội thấm xuống tận chân tóc.
- Vuốt tóc để tóc được mượt và bồng bềnh.
Lưu ý:
- Không dùng lược để chải tóc hay tạo kiểu tóc sau khi dùng dầu gội khô.
- Trong khi xịt dầu gội, giữ ống đựng cách đầu 15cm trở lên.
- Nếu thấy tóc khô xơ thì có thể bổ sung dầu dừa để giúp tóc mềm mại.
Không lạm dụng dầu gội khô, không dùng liên tiếp trong 2 ngày. Bởi đây chỉ là giải pháp tạm thời, không loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên da đầu và tóc. Dầu gội khô chứa nhiều thành phần không tốt cho tóc, do đó nên làm sạch tóc ngay khi có thể.
- Banking soda:
- Lấy baking soda thoa đều lên phần chân tóc.
- Dùng tay lùa qua tóc để baking soda phân tán đều trên da đầu.
- Dùng một chiếc lược thật sạch chải lại 2 - 3 lần đến khi chúng hấp thụ hết dầu nhờn trên tóc.
3. Mẹo trị tóc bết bằng nguyên liệu tự nhiên
- Giấm táo + chanh: Là một trong những mẹo trị tóc bết an toàn, dễ thực hiện.
Cách làm như sau:
- Vắt lấy nước cốt một quả chanh hòa tan cùng 2 thìa cà phê giấm táo vào 1 ly nước lọc (khoảng 100ml).
- Thấm ướt toàn bộ tóc với hỗn hợp đã pha, nhẹ nhàng massage da đầu khoảng 5 phút. Dùng khăn ủ tóc khoảng 10 phút.
- Gội lại đầu bằng dầu gội đầu sạch.
Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần, chỉ sau 2-3 tuần thực hiện thì tình trạng tóc bết sẽ hết. Cách này cũng giúp bạn thay đổi được thói quen gội đầu mỗi ngày mà tóc vẫn không bị bết.
- Baking soda
- Lấy 2 thìa baking soda pha cùng một ít nước.
- Thoa hỗn hợp này lên khắp da đầu, ủ trong khoảng 15 - 20 phút.
- Gội lại đầu cho sạch và dùng khăn mềm lau tóc.
Mỗi tuần thực hiện 2 - 3 chỉ trong vài tuần tình trạng tóc bết sẽ hết.
- Rượu trắng
- Lấy 100ml rượu trắng pha cùng với 100ml nước lọc.
- Dùng hỗn hợp vừa pha và gội đầu trong 5 phút, xả lại bằng nước cho sạch.
- Mỗi tuần thực hiện 2 - 3 lần, tình trạng tóc bết sẽ sớm được đẩy lùi.
- Nước trà xanh: Trà xanh không chỉ có khả năng trị tóc bết, mà còn giúp nuôi dưỡng tóc mềm mượt.
Cách làm như sau:
- Lấy 1 thìa ăn trà xanh bỏ vào 200ml nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 phút.
- Lọc lấy nước trà và để nguội bớt.
- Thoa nước trà xanh lên da đầu, ủ khoảng 30-40 phút rồi gội lại đầu với nước sạch.
Mỗi tuần thực hiện một lần sẽ cho mái tóc không bị bết mà còn giúp tóc mọc nhanh dài và mềm mượt.
Mời độc giả xem thêm video:
Những loại rau nào thải độc, Giúp gan khỏe mạnh? | SKĐS