Mẹo đi giày cao gót an toàn

25-03-2013 08:00 | Khỏe - Đẹp
google news

Mùa xuân hè, cùng những bộ đầm xinh xắn xuống phố, chị em khó mà từ chối giày cao gót mặc dù biết nó có nhiều bất lợi. “Mẹo làm đẹp” sẽ mách chị em một vài cách để khắc phục tối đa tác hại của giày cao gót...

Mùa xuân hè, cùng những bộ đầm xinh xắn xuống phố, chị em khó mà từ chối giày cao gót mặc dù biết nó có nhiều bất lợi. “Mẹo làm đẹp” sẽ mách chị em một vài cách để khắc phục tối đa tác hại của giày cao gót...

Lựa chọn chất liệu và kiểu dáng

Chọn giày làm bằng chất liệu thoáng khí, có tính năng co giãn tốt, không quá chật, đế giày không quá nhọn và quá dốc so với mũi giày vì chúng sẽ không mang lại cho bạn cảm giác thăng bằng và dễ chịu khi vận động. Khoa học đã chứng minh một đôi giày có chiều cao đế từ 2 - 4cm và đường kính từ 3 - 5cm được xem là đạt mức lý tưởng. Nên dùng giày cao gót có quai hậu để giảm thiểu trọng lượng dồn về phía trước. Không nên đi giày cao gót xỏ ngón.

Cúi xuống nhiều lần trước khi đi giày

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các sợi dây thần kinh ở vùng lưng và cơ lưng thường bị căng cứng khi bạn đi giày cao gót liên tục trên 1 giờ. Nếu sự căng cứng này kéo dài, vùng lưng của bạn sẽ có thể mắc những chứng bệnh đau lưng kinh niên. Để giảm thiểu tác hại này, trước khi mang giày, bạn nên đứng chân trần trên nền phẳng, thả lỏng toàn thân, sau đó hít thở đều đặn cùng với thao tác cúi gập người về trước, rồi đứng thẳng lên, trả cơ thể về vị trí cũ. Nghỉ 30 giây, sau đó thực hiện tiếp khoảng từ 15 - 20 lần.

Massage bàn chân sau mỗi lần mang giày

Mẹo đi giày cao gót an toàn 1
 Massage bàn chân sau khi đi giày giúp tăng lượng máu lưu thông.

Giày cao gót, đặc biệt là những đôi cao trên 7cm, là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng căng cơ (hay còn gọi là chuột rút, vọp bẻ...) ở phụ nữ. Nếu những phụ nữ có bệnh lý về tim mạch hoặc xương khớp, sự căng cứng lòng bàn chân sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, chính sự mỏi mệt của đôi bàn chân sẽ góp phần làm tăng stress, cáu gắt ở phụ nữ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi ngày dành 5 - 10 phút để massage bàn chân bằng cách: dùng ngón chân nhặt bút chì. Bài tập này sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông mà còn giúp ngón chân trở nên linh hoạt hơn.

Cắt ngắn móng chân

Bạn không nên để móng chân dài, bởi khi phần gót được nâng lên cao hơn 5cm so với mũi chân, lòng trong mũi giày sẽ đè mạnh vào những chiếc móng chân của bạn, gây đau trực tiếp và làm ảnh hưởng đến tim. Nên thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa móng để tránh những cơn thốn ở chân do sự cọ xát của giày và móng.

Hãy cho đôi chân được nghỉ

Đừng quá chú trọng vào việc tạo dáng mà bạn nên tranh thủ để đôi chân được nghỉ. Nếu không ngồi được, hãy đứng trong tư thế nghỉ, tức là cách đứng một chân trụ và một chân khuỵu nhẹ rồi thay đổi ngược lại. Tư thế này sẽ giúp đôi chân bạn đỡ đau hơn.  

An Ngọc Hoa


Ý kiến của bạn