1. Chạy bộ có thực sự giúp giảm mỡ bụng không?
Chạy bộ với cường độ trung bình bao gồm chạy cự ly dài hoặc ngắn. Chạy cường độ cao bao gồm chạy biến tốc, chạy lên dốc, chạy nước rút hay bài tập cường độ cao ngắt quãng kết hợp chạy bộ.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chạy bộ có hiệu quả đáng kể trong việc giảm mỡ thừa ở bụng, kể cả khi chế độ ăn không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, luyện tập ở cường độ vừa và cao sẽ cho tác dụng đốt cháy mỡ bụng hiệu quả cao nhất.
Minh chứng là nhiều phụ nữ ở độ tuổi trung niên đã tham gia vào cuộc nghiên cứu ghi nhận việc chạy ở cường độ cao có tác dụng giảm mỡ bụng rõ rệt hơn chạy cường độ thấp hoặc đi bộ.
Chạy bộ có thể giúp giảm mỡ thừa, đặc biệt là khi luyện tập ở cường độ vừa và cao.
2. Lưu ý khi chạy bộ giúp nhanh tan mỡ bụng
Để đạt được hiệu quả giảm mỡ bụng, bạn cần làm theo các chỉ dẫn sau đây:
- Tần suất: 3-4 ngày/tuần. Số lần tập giãn ngày sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục tốt hơn giữa các lần chạy.
- Trước khi chạy: Cần chuẩn bị các vật dụng cơ bản bao gồm một đôi giày chạy bộ, quần áo được làm bằng chất liệu thấm hút tốt, co giãn tiện di chuyển. Đặc biệt đối với nữ giới cần có áo ngực thể thao để nâng đỡ vòng 1 tốt hơn khi vận động.
- Khởi động: Bạn cần khởi động nhẹ nhàng, sau đó đi bộ trong vòng 5 phút để làm giãn cơ rồi bắt đầu chạy. Trong mùa lạnh, cần lưu ý khởi động kỹ hơn nhằm giảm nguy cơ căng cơ, chuột rút…
- Hạ nhiệt: Khi kết thúc quá trình chạy, bạn cần hạ nhiệt bằng cách giảm dần tốc độ và đi bộ nhanh trong vòng 5-10 phút trước khi dừng lại.
- Tổng thời gian: Nên đặt mục tiêu chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, bao gồm thời gian khởi động, chạy và hạ nhiệt.
3. Các mẹo tăng hiệu quả đốt mỡ bụng kết hợp với chạy bộ
Bên cạnh việc duy trì thói quen chạy bộ, một số lưu ý dưới đây giúp bạn thúc đẩy đốt cháy calo, mỡ thừa hiệu quả:
3.1 Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là một loại carb giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Không những thế, chất xơ giúp cơ thể hoạt động trơn tru, tăng cường sức khỏe đường ruột.
Khi ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, khả năng đốt mỡ và thanh lọc cơ thể cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau đồng nghĩa với việc giúp cơ thể nhận được các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
3.2 Bổ sung đạm
Protein có vai trò đặc biệt quan trọng cho sức khỏe và tỉ lệ cơ mỡ trong cơ thể. Nghiên cứu đã cho thấy khi tăng khẩu phần protein trong chế độ ăn uống, bạn sẽ ăn ít calo hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình đốt mỡ thừa hiệu quả hơn.
Bạn có thể bổ sung protein vào chế độ ăn uống từ các nguồn động vật như thịt, trứng, sữa hay nguồn thực vật như đậu phụ, đỗ, các loại hạt.
3.3 Ăn cá béo mỗi tuần
Các loại cá giàu acid béo omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu… có thể thúc đẩy quá trình giảm mỡ thừa và phòng chống bệnh tật.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa.
3.4 Uống trà xanh
Thức uống đặc biệt tốt cho sức khỏe này chứa caffeine và chất chống oxy hóa EGCG, có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giảm mỡ bụng.
3.5 Tránh căng thẳng
Khi căng thẳng quá độ, stress, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol. Lượng cortisol cao là một trong những nguyên nhân gây cảm giác thèm ăn, đồng thời thúc đẩy tích trữ mỡ ở bụng.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Bạn sẽ ra sao nếu ăn không đủ tinh bột? Sai lầm khi nghĩ tinh bột gây tăng cân và tiểu đường I SKĐS