Kiểm tra chân hàng ngày
Trước khi đi ngủ, bạn hãy kiểm tra chân để xem có dấu hiệu sưng, xước, phồng rộp hay bất kỳ tổn thương nhỏ nào không. Bạn nên thông báo ngay với bác sĩ nếu thấy có bất thường ở chân.
Vệ sinh chân đúng cách
Thường xuyên làm sạch và vệ sinh chân đúng cách sẽ giúp giảm các nhiễm trùng ở chân. Với bệnh nhân tiểu đường, chăm sóc và vệ sinh chân đúng cách là rất quan trọng.
Lựa chọn giầy cẩn thận
Đi giầy quá chật làm tăng khả năng bị đau và phồng rộp ở chân. Hãy lựa chọn những đôi giầy mang lại cho bạn sự thoải mái và giúp giảm áp lực ở chân.
Kiểm tra thường xuyên
Tiểu đường làm tổn thương các dây thần kinh ở chân và giảm cảm nhận đau hoặc khó chịu, gây tình trạng tê bì ở chân. Tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn dẫn tới đau tim và đột quỵ. Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng.
Dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ
Sử dụng kem dưỡng ẩm chứa các chất chống ôxy hóa và vitamin E giúp giảm sản sinh các gốc tự do có thể làm tổn thương các tế bào da ở chân.
Đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày
Các cơ ở chân cũng cần được tập luyện hàng ngày để duy trì sự linh hoạt trong thời gian dài. Thường xuyên đi bộ giúp dây chằng dẻo dai và cũng củng cố các cơ chân.
Phức hợp vitamin B có thể giúp ích
Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề như bệnh võng mạch do tiểu đường, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ và thiếu máu. Phức hợp vitamin B cũng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chức năng miễn dịch và hệ thần kinh. Sử dụng vitamin bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu xuống chân.