1. Chườm ấm
Chườm ấm lên vùng da bị viêm nang lông có thể giúp làm dịu vết sưng, tấy và đau. Tuy nhiên, cần đảm bảo tiệt trùng khăn trước khi sử dụng. Sau đó, vắt ráo khăn và ấn nhẹ lên vùng da bị viêm lỗ chân lông để chườm ấm.
Bạn nên chườm 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng khăn mới hoặc khử trùng khăn đã dùng trước đó.
2. Tắm và vệ sinh thường xuyên
Bạn nên làm sạch da với sữa tắm hoặc xà phòng có chứa salicylic acid 2 lần mỗi ngày.Sau đó, hãy dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm khô toàn bộ cơ thể. Lưu ý nên tránh dùng chung khăn với người khác.
Bất kỳ khăn vải nào tiếp xúc với vùng bị ảnh hưởng đều cần phải làm sạch bằng nước ấm và chất tẩy rửa.
3. Làm dịu tình trạng viêm nang lông bằng nha đam
Gel nha đam (lô hội) thường được sử dụng để thúc đẩy da nhanh lành tổn thương, làm mát và dịu vùng da bị mẩn đỏ, sưng tấy. Chăm sóc da với gel lô hội cũng có thể giúp ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Sau khi tắm, hãy thoa gel lô hội lên da để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da, tốt nhất nên dùng loại gel nguyên chất.
Ngoài nha đam, nước giấm táo hay củ nghệ tươi cũng có thể mang lại những tác dụng tương tự nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
4. Dùng trà xanh
Trà xanh với đặc tính kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nang lông. Bên cạnh đó, trà xanh còn hỗ trợ điều tiết mồ hôi và tiết dầu, nhờ đó giúp giữ cho làn da luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Bạn hãy rửa sạch nắm lá trà, đun sôi nước và để nguội. Sau đó có thể dùng khăn tắm thấm vào nước trà để tiến hành rửa vùng da bị viêm nang lông. Lưu ý hạn chế chà sát mạnh bởi việc này có thể làm vỡ mụn nhọt và lây lan ra vùng da khác.
5. Mẹo cải thiện viêm nang lông bằng tinh dầu
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nang lông.
Hãy pha loãng tinh dầu bằng cách thoa trộn thêm một vài giọt dầu nền hoặc kem dưỡng ẩm. Tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh, do đó nên tránh thoa trực tiếp tinh dầu lên da bởi có thể gây kích ứng vùng da vốn đã nhạy cảm.
Bạn có thể dùng các loại tinh dầu như:
- Tinh dầu quế
- Tinh dầu chanh
- Tinh dầu đinh hương
- Tinh dầu tràm trà
- Tinh dầu hoa cúc
- Tinh dầu bạch đàn…
Một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nang lông.
6. Hạn chế dùng dao cạo
Tốt nhất, bạn nên tránh cạo lông cho đến khi hết viêm. Nguyên nhân là do điều này có thể gây sẹo đồng thời làm vùng da bị chảy máu và lây lan nhiễm trùng.
Hơn nữa, chăm sóc da bị viêm nang lông sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành nếu gặp bất kỳ sự cọ sát nào. Tương tự, wax lông cũng có thể làm nang lông mở ra quá nhiều, từ đó khiến lông mọc ngược và nhiễm trùng da. Thay vào đó, bạn có thể thử phương pháp tẩy lông khác như kem tẩy lông.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
6 Loại Thực Phẩm Ăn Sáng Giúp Tăng Cường Hiệu Quả Chống Nắng - SKĐS