Tuy nhiên, gan rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân xấu bên ngoài như: rượu, bia, thuốc lá, thói quen sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống… dẫn đến tổn thương và rơi vào tình trạnh bệnh lý: Viêm gan, bệnh gan do ký sinh trùng, xơ gan, ung thư gan, các bệnh lý đường mật, bệnh lý gan bẩm sinh trẻ em,…
Gan rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân xấu từ bên ngoài
Điều đáng lo ngại là khi bệnh nhân mắc các bệnh về gan thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nên dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số triệu chứng của người mắc bệnh về gan:
- Da và mắt thay đổi màu sắc bất thường, trở nên vàng. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên, đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh gan.
- Nước tiểu sậm màu; phân xám, vàng hoặc bạc màu.
- Nôn ói, ói mửa và/hoặc chán ăn.
- Bệnh gan có thể gây ra bụng báng do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng. Đau bụng
- Đôi khi có thay đổi cân nặng bất thường: trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 2 tháng.
- Các rối loạn giấc ngủ, ít tập trung.
- Rối loạn tâm thần và hôn mê xuất hiện khi bệnh nặng. Hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc ở não.
Rất khó phát hiện các triệu chứng của men gan cao vì không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng
Vậy khi còn ở giai đoạn có thể kiểm soát được, dấu hiệu nào giúp nhận biết gan đang bị tổn thương? Một cách đơn giản là dựa vào chỉ số men gan.
Vậy men gan là gì?
Trong gan có hệ thống ezym rất hoàn chỉnh để thực hiện hoạt động tổng hợp và chuyển hóa chất, gọi chung là men gan. Mỗi ngày sinh lý cơ thể có tế bào già đi và chết, có tế bào mới được sinh ra, khi tế bào chết đi sẽ phóng thích một lượng enzym vào máu, như vậy trong máu luôn có lượng enzym nhất định. Khi tế bào gan bị tổn thương nhiều thì lượng enzym phóng thích vô máu càng nhiều, tức có tăng men gan. Như vậy khi thấy tăng men gan tức là tế bào gan bị tổn thương.
Khi tế bào gan bị tổn thương, lượng enzym phóng thích nhiều trong máu cho thấy men gan tăng
Trong cơ thể người có các loại men gan: AST, ALT, LDH , GGT, Alkaline phosphatase. Trong đó, 2 chỉ số men gan ALT và AST thường được sử dụng để chuẩn đoán các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan. Đối với cơ thể bình thường, AST, ALT, GGT luôn ở ngưỡng từ 20 – 40 U/L. Bên cạnh đó, chỉ số men GGT còn được dùng để chuẩn đoán các bệnh viêm gan do rượu bia, thuốc,…
Khi gan bị tổn thương dẫn đến men gan tăng, nếu không chữa trị kịp thời và thay đổi thói quen sống có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng, thậm chí ung thư gan.
Cách phòng ngừa bệnh lý cho gan:
- Không uống quá 2 loại thức uống có rượu trong một ngày.
- Cẩn thận khi dùng chung vài loại thuốc với nhau; đặc biệt, không được trộn lẫn rượu và nhiều thuốc không có kê toa và các thuốc gia truyền với nhau.
- Tránh uống thuốc khi không cần thiết. Nếu có thể thì cũng cần tránh tiếp xúc với các hoá chất công nghiệp.
- Duy trì một chế độ ăn đầy đủ và cân đối
Đi khám bệnh nếu bạn phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh gan và đừng quên thường xuyên cập nhật các kiến thức để duy trì lá gan luôn khoẻ mạnh.