Vì sao phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm?
Phụ nữ mang thai rất dễ bị cúm, đặc biệt ở phụ nữ có sức khỏe yếu. Do đặc thù mang thai phải hạn chế sử dụng thuốc (cả thuốc kháng virus và thuốc điều trị triệu chứng), nên cúm ở phụ nữ mang thai thường lâu khỏi.
Tình trạng mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi. Trong đó, một số chủng cúm mùa như cúm A, có thể gây nguy cơ cao xảy ra các biến chứng: Sinh non, thai nhi phát triển chậm, dị tật thai nhi…
Do đó khi tiêm phòng cúm ở phụ nữ mang thai sẽ mang lại các lợi ích:
- Giảm tỉ lệ mắc cúm: Nếu bị nhiễm cúm cũng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, khỏi nhanh, hạn chế và giảm được các biến chứng do cúm gây ra.
- Tăng sức đề kháng và phòng bệnh đường hô hấp cho em bé sau sinh: Do kháng thể sẽ truyền từ mẹ sang con giúp bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ và sau sinh.
Mẹ tiêm phòng cúm giúp giảm tỉ lệ nhập viện cho con
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời không được tiêm vaccine phòng cúm mùa. Do đó, tiêm phòng cúm mùa từ mẹ khi mang thai là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho trẻ.
Trong một nghiên cứu từ năm 2016 của TS. Annette Regan, cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Tây Úc cho thấy: Hơn 33% trẻ sơ sinh ít có khả năng phải nhập viện vì bệnh hô hấp trong 6 tháng đầu đời, nếu người mẹ được tiêm phòng cúm trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Các nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng tiêm chủng cho mẹ trong thời kỳ mang thai có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Trong nghiên cứu này, TS. Regan sử dụng kết hợp xác suất để xem xét hồ sơ chủng ngừa của 31.028 trẻ sinh ra trong 9 tháng. Theo đó, trong số 732 trẻ nhập viện do bệnh lý hô hấp trong 6 tháng đầu đời, 69% trường hợp là viêm tiểu phế quản và 8% trong số này là do virus cúm.
Trong mùa cúm, con của các bà mẹ được tiêm vaccine phòng cúm ít có khả năng hơn 25% phải nhập viện vì bệnh hô hấp cấp tính so với con của các bà mẹ không được chủng ngừa. Hơn nữa, trẻ sinh ra từ các bà mẹ được tiêm trong 3 tháng cuối thai kỳ ít hơn 33% khả năng phải nhập viện so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ không được chủng ngừa.
Nghiên cứu cũng xác nhận dữ liệu được công bố cho thấy trước khi được 6 tháng tuổi, trẻ sinh ra từ các bà mẹ được tiêm phòng có ít hơn 64% khả năng xuất hiện các triệu chứng cúm, so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ không được tiêm phòng trong thai kỳ và ít hơn 70% khả năng xác nhận nhiễm cúm.
Trong một nghiên cứu gần đây đánh giá sự thành công của việc tiêm phòng cho các bà mẹ ở Nam Phi cũng cho thấy: Trẻ sinh ra từ các bà mẹ được tiêm phòng đã bảo vệ trẻ tốt nhất trong 8 tuần đầu đời nhưng sự bảo vệ giảm đi sau 8 tuần.
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy không có ảnh hưởng có hại trên thai nhi khi chủng ngừa cúm cho phụ nữ mang thai. Do đó chủng ngừa cúm cho phụ nữ mang thai được cho là an toàn.
Mời độc giả xem thêm video:
Đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trước thềm năm học mới