Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới

03-04-2022 15:57 | Xã hội

SKĐS - Bốn bề là núi cao, mây mù quanh năm bao phủ điểm trường mầm non Lao Chải thuộc xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, Lào Cai lại giống như một khu vườn cổ tích đẹp đến ngỡ ngàng.

Dưới bàn tay của các cô giáo mầm non và sự góp sức của phụ huynh một ngôi trường vùng biên viễn trở nên vui nhộn, hấp dẫn như trong những câu chuyện cổ tích.

Cô giáo Hà Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường mầm non xã Trịnh Tường là người khởi xướng cho ý tưởng xây dựng mô hình này. Cô Huyền cho biết: "mình muốn biến không gian sinh hoạt học tập của các con thật đẹp, khác lạ, ở đây chẳng có gì ngoài không gian nên có thể thoả sức sáng tạo. Vì thế tại 14 điểm trường lẻ của xã Trịnh Tường mình đã lên ý tưởng thiết kế ngoại cảnh khác nhau trong đó có gắn với văn hoá của mỗi tộc người. Với điểm trường nơi đồng bào Mông sinh sống ngoài thiết kế khuôn viên theo địa hình thì có góc sinh hoạt văn hoá của đồng bào Mông, tương tự tại điểm trường của đồng bào Hà Nhì, đồng bào Dao cũng vậy'.

Cô Huyền cũng chia sẻ thêm, do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc mua các thiết bị làm khuôn viên hầu như không có vì thế các cô đã tận dụng tất cả các đồ rác thải từ chai nhựa, lốp xe đến vỏ lon sữa, tre nứa, hòn đá… cái gì có thể làm được các cô sẽ tận dụng. Điều đáng mừng là phụ huynh cũng rất ủng hộ chung tay góp công cùng nhà trường xây dựng lên một khuôn viên thân thiện cho các con.

Anh Tô Tuấn Anh, nhóm trưởng của nhóm Vui hành thiện trong một lần lên tặng quà cho trường mầm non Trịnh tường chia sẻ: " Quả thực khi đến điểm trường tôi cảm giác như lạc vào một thế giới khác, dưới bàn tay của các cô giáo những đồ bỏ đi lại được tạo hình rất đẹp, vừa thân thiện lại bảo vệ môi trường, thật sự rất khâm phục các cô".Chị Phạm Thanh Thuỷ, Câu lạc bộ Sao Tuổi Thơ cũng cho hay, khi biết thông tin điểm trường cần một số trang thiết bị dạy và học cho các cháu, câu lạc bộ cùng nhóm thiện nguyện đã kêu gọi sự chung tay ủng hộ của các phụ huynh, nhà hảo tâm, sau đó cùng các em nhỏ trực tiếp trao quà cho các bạn nhỏ tại đây.

Dưới đây là hình ảnh về ngôi trường cổ tích giữa lưng chừng núi, lưng chừng trời

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 1.

Trường của em be bé nằm ở giữa rừng cây, ở đó có cô giáo và có biết bao nhiêu bạn bè...(Con đường vào điểm trường mầm non Lao Chải cũng được trồng đầy hoa)

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 2.

Một góc vườn được trang trí từ những vật dụng thiên nhiên như tre nứa làm hàng rào, chai nhựa, vỏ lon sữa, tảng đá được sơn nhiều màu sắc

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 3.

Bức tường được treo những giỏ hoa làm từ chai nhựa. Do thời tiết ở đây khắc nghiệt, vào mùa đông nhiệt độ có thể xuống âm độ kèm theo sương muối, băng giá nên cây cối rất dễ chết, các cô giáo đã phải lựa chọn những loại cây có sức sống mãnh liệt, nếu qua được những mùa đó thì cây sẽ sống và nở hoa.

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 4.

Lò đốt rác thải được trang trí rất đẹp

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 5.

Một góc "sống ảo"

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 6.

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 7.

Mô hình ruộng bậc thang, nhà trình tường - góc giáo dục văn hoá cho các con

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 8.

"Thác hoa" hoa mười giờ đá là loại hoa được trồng phổ biến ở đây, bởi đây là loại cây có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết lạnh giá, sương muối.

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 9.

Con đường vào điểm trường được các cô giáo trồng hoa lay ơn hai bên đường, mùa hoa nở con đường như được chăng hai dải lụa đỏ uốn éo theo con đường đến trường

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 10.

Chẳng có xích đu đẹp như thành phố, từ cây tre nứa sẵn có trên rừng các cô cùng bàn tay của bố mẹ đã tạo một chiếc xích đu đặc biệt cho chúng em

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 11.

Để có khuôn viên đẹp như mơ là sự chung tay của các cô giáo, của các bậc phụ huynh

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 12.

Các cô giáo tận dụng chai nhựa để tạo thành những lẵng hoa treo tường xinh xắn

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 13.

Họ miệt mài làm việc đến khi trời đã xế chiều

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 14.

Những ông bố cũng không ngại 'dầm sương' để cho các con có một khuôn viên sinh hoạt văn hoá

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 15.

Để có không gian thơ mộng ấy còn có sự góp sức của các chú Bộ đội Biên phòng

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 16.

Nụ cười con trẻ

Mê mẩn với ngôi trường đẹp như cổ tích của cô trò nơi vùng cao biên giới - Ảnh 17.

Giữa lưng chừng trời

 

Giáo viên vùng cao khéo "biến" rác thải nhựa thành đồ chơi cho trẻGiáo viên vùng cao khéo 'biến' rác thải nhựa thành đồ chơi cho trẻ

SKĐS - Qua bàn tay của các giáo viên nầm non huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An), rác thải nhựa dần "biến" thành những đồ dùng học tập, đồ chơi bổ ích sẵn sàng đón trẻ tới trường sau nhiều tháng ở nhà do dịch COVID-19 bùng phát.



Bài, ảnh: H. Nguyên - H.Hà
Ý kiến của bạn