Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình

30-03-2024 10:44 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một bên là núi, một bên là hồ, cây gạo sừng sững ngay bên lối vào cổng chùa Bích Động nở rực rỡ, khiến ai đi qua cũng không khỏi ngước nhìn.

Rực rỡ hoa mộc miên bên mái chùa trăm tuổi ở Ninh Bình.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 1.

Hoa gạo hay còn được biết đến với tên gọi hoa mộc miên, nở vào khoảng tháng 3 hàng năm. Mỗi mùa hoa nở, khu vực chùa Bích Động (thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) lại trở nên nhộn nhịp hơn.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 2.

Không chỉ khách du lịch trong nước và quốc tế mà những người yêu hoa, các tay săn ảnh cũng tìm đến đây ghi lại những khoảnh khắc đẹp với cây gạo cổ thụ cả trăm năm trổ bông rực đỏ ngay bên lối vào cổng chùa Bích Động.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 3.

Những bông hoa gạo như những “đốm lửa hồng” thắp sáng cả vùng cảnh quang trầm mặc có tuổi đời hàng trăm năm.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 4.

Chùa Bích Động ban đầu mang tên Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng nghĩa là ngôi chùa đẹp, trong sáng như ngọc ngự ở chốn núi rừng thâm sâu. Theo tích xưa, năm 1705, vào đời vua Lê Dụ Tông, hai vị hòa thượng pháp danh là Trí Kiên và Trí Thể có cùng chí hướng là muốn truyền bá đạo Phật và xây dựng thêm những ngôi chùa ở khắp nơi. Khi đến Ninh Bình, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và có chùa cũ sẵn. Hai vị sư quyết định sửa sang ngôi chùa cũ. Sau đó họ đi xin quyên góp và xây dựng thành ba ngôi cổ tự Hạ, Trung, Thượng để tu hành.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 5.

Nhìn từ xa cây gạo như một tháp đèn khổng lồ thắp sáng cả một vùng núi non hùng vỹ.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 6.

Vào năm 1707, hai nhà sư đã cho đúc một quả chuông khổng lồ, hiện nay vẫn đang treo ở di tích Động Tối Tràng An. Năm 1709, vào khoảng tháng 8 âm lịch, họ đã cho làm bài minh bia Chùa Bích Động Ninh Bình được viết bằng Hán tự. Cái tên Chùa Bích Động được Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm sau một lần ghé thăm đặt cho. Bích Động hay còn mang ý nghĩa là “động xanh”.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 7.

Trải qua gần 600 năm tồn tại, ngôi chùa này hiện lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa, thiên nhiên của thế giới.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 8.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 9.

Nhiều du khách thong thả đạp xe thưởng ngoạn khung cảnh thanh bình.

Mê mẩn sắc đỏ của cây gạo trăm tuổi bên mái chùa rêu phong ở Ninh Bình- Ảnh 10.

Trên con đường vào chùa Bích Động cũng có một cây hoa gạo đỏ rực. Hoa gạo đỏ rực bên vách núi tạo nên bức tranh phong cảnh yên bình của làng quê Việt Nam.

 

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn