Mề đay dị ứng - Nguyên nhân và cách hỗ trợ cải thiện tại nhà

20-12-2023 10:00 | Y học 360
google news

Mề đay dị ứng đặc trưng bởi những nốt ban đỏ, sẩn phù nổi gờ trên bề mặt da và gây ngứa ngáy khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách hỗ trợ cải thiện như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Mề đay dị ứng là gì?

Mề đay dị ứng là tình trạng ban sẩn phù trên da, kèm theo ngứa do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một chất dị ứng. Khi bị dị ứng với một chất nào đó, hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất một chất gọi là histamin. Histamin khiến các mạch máu dưới da giãn ra và tràn dịch, dẫn đến các nốt mẩn đỏ, phù nề trên da, ngứa.

Có 2 loại mề đay là cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính xuất hiện đột ngột, các nốt sần có thể tập trung ở một số vùng da hoặc lan rộng toàn thân kéo dài dưới 6 tuần. Mề đay mạn tính tổn thương da kéo dài hơn 6 tuần, đặc trưng với biểu hiện phát ban, nổi sẩn ngứa có màu hồng, đỏ hay trắng nhạt trên da. Người bệnh bị ngứa, nóng rát, khó chịu.

Mề đay dị ứng - Nguyên nhân và cách hỗ trợ cải thiện tại nhà- Ảnh 1.

Mề đay dị ứng khiến người bệnh ngứa ngáy, da nổi cục sẩn đỏ

Nguyên nhân gây nổi mề đay dị ứng

Nguyên nhân gây nên tình trạng mề đay dị ứng có rất nhiều nhưng chủ yếu là do những yếu tố sau đây:

- Dị ứng thức ăn: Hải sản, thịt bò, trứng, sữa...

- Dị ứng thuốc: Cũng có một số trường hợp bị mề đay do dị ứng với các loại thuốc.

- Do côn trùng cắn: Nọc độc của côn trùng có thể là tác nhân gây ra mề đay. Ví dụ như ong, nhện, rết...

- Do dị ứng hóa mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc da phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.

- Dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Thường thì những khi thời tiết oi bức, mề đay sẽ nổi lên, khi trời dịu mát thì bệnh sẽ thuyên giảm.

- Do yếu tố di truyền: Trong gia đình, nếu có người từng bị mề đay thì nguy cơ người ở thế hệ sau mắc bệnh này sẽ cao gấp 2 lần so với bình thường.

- Do vấn đề bệnh lý: Các bệnh lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia,… có thể gây nổi mề đay, ngứa.

Mề đay dị ứng - Nguyên nhân và cách hỗ trợ cải thiện tại nhà- Ảnh 2.

Mề đay dị ứng do thức ăn

Cách hỗ trợ cải thiện mề đay dị ứng tại nhà

Cải thiện tình trạng mề đay dị ứng bằng thảo dược là một trong những phương pháp thường được sử dụng nó không chỉ đơn giản, dễ thực hiện, gây ra ít tác dụng phụ cho người sử dụng. Hơn nữa chi phí khi dùng thảo dược cũng không quá tốn kém. Sau đây là tổng hợp một số loại thảo dược cây nhà lá vườn thường dùng để hỗ trợ giảm tình trạng mề đay dị ứng, bao gồm:

Lá khế

Lá khế vốn là loại "thuốc" có sẵn trong vườn nhà, được dân gian thường xuyên sử dụng để chữa trị các bệnh về da, đặc biệt là mẩn ngứa, mề đay. Thành phần dược chất trong lá khế lành cho da nên mọi đối tượng đều có thể an tâm sử dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch lá khế, sau đó nấu nước để tắm hàng ngày.

Rau kinh giới

Không chỉ được nhắc đến là món rau thơm hấp dẫn, kinh giới còn được xem như thảo dược quý trong vườn. Với tính mát, lành cho da, rau kinh giới giúp cải thiện đáng kể tình trạng mề đay. Cách dùng như sau:

- Lấy 1 nắm lá kinh giới vò nát và bôi lên vùng da mề đay.

- Thực hiện ngày 2 lần để các triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng thuyên giảm.

Tắm lá trà xanh

Trong lá trà xanh chứa nhiều chất như flavonoid,vitamin, tanin và nhiều khoáng chất tốt. Vì vậy, trà xanh có thể hỗ trợ làm dịu cơn ngứa do mề đay gây ra. Cách dùng rất đơn giản:

- Lấy 1 nắm lá trà xanh tươi đã rửa thật sạch đem nấu với 3 lít nước.

- Pha nước đã đun đó với nước sạch để tắm toàn thân hàng ngày, thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng bệnh giảm dần.

Trái Nhàu

Không chỉ được chứng minh trong các cuốn sách về y học cổ truyền, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trong nhàu còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng dị ứng, kháng viêm, hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Nhờ đó sử dụng thảo dược này sẽ giúp hỗ trợ người bệnh giảm được tình trạng mề đay dị ứng, ngứa do dị ứng gây ra.

Thay vì phải đun sắc phức tạp mà không lấy được hết các tinh chất chống dị ứng trong nhàu, bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ giảm mề đay dị ứng có thành phần chính là thảo dược này để sử dụng.

Hiện nay, người bệnh có thể tìm thấy sản phẩm có sự kết hợp cao nhàu và các thành phần khác như cao gan, L-Carnitine fumarate trong viên uống Phụ Bì Khang. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay dị ứng cấp tính và mạn tính.

Mề đay dị ứng - Nguyên nhân và cách hỗ trợ cải thiện tại nhà- Ảnh 3.

Thành phần trong sản phẩm Phụ Bì Khang

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về mề đay dị ứng.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc



PV
Ý kiến của bạn