Acid folic giảm nguy cơ béo phì
Một nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí JAMA Pediatrics, đã phát hiện ra rằng bổ sung đủ axit folic trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 1.517 cặp mẹ con, đo nồng độ máu acid folic của bà mẹ lúc sinh và các đứa trẻ lúc lên 6 tuổi. Sau khi kiểm soát các biến số khác trong cả mẹ và con, nghiên cứu thấy rằng so với những bà mẹ có nồng độ acid folic nằm trong 3/4 cao nhất của tứ phân vị, những người mẹ có nồng độ acid folic nằm trong 1/4 thấp nhất của tứ phân vị có nguy cơ có con bị béo phì cao hơn 45 %.
Acid folic có thể đặc biệt hữu ích cho các bà mẹ béo phì. Trong số các bà mẹ béo phì với nồng độ acid folic thấp nhất, nguy cơ béo phì ở trẻ em là con của họ tăng hơn ba lần. Nhưng ở trẻ em con của các bà mẹ béo phì, nguy cơ béo phì thấp hơn 43 % nếu các bà mẹ béo phì này nằm trong 3/4 cao nhất của tứ phân vị so với các bà mẹ béo phì nằm trong 1/4 thấp nhất của tứ phân vị của nồng độ acid folic máu.
Tác dụng của acid folic đối với phụ nữ mang thai
Các chuyên gia khuyên rằng tất cả phụ nữ mang thai dùng thuốc bổ sung 400 microgram acid folic mỗi ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào, cần cho sự tổng hợp nhân tế bào và protein, hình thành rau thai, tăng trưởng của bào thai.
Tóm lại, phụ nữ mang thai nên uống acid folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Giờ đây, họ càng có động lực để uống acid folic hơn vì chúng có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ đẻ ra, nhất là các bà mẹ mang thai đang bị béo phì thì cần lưu ý hơn.