Đảm bảo ăn uống đủ bữa
Giai đoạn mang bầu cơ thể người phụ nữ thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người bình thường bởi phải nuôi dưỡng cho cả bản thân và bào thai. Trong thời gian này bào thai sẽ lớn lên từ những dưỡng chất trong cơ thể mẹ, trong những thức ăn, đồ uống mẹ bổ sung hàng ngày nên việc lựa chọn đa dạng thực phẩm sẽ giúp 2 mẹ con cùng khỏe mạnh, phát triển toàn diện, tối đa.
Một chế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển (ảnh minh họa)
- Nên uống 2 – 3 ly sữa tươi không đường và sữa bầu.
- Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày: Nước lọc, nước ép hoa quả, sữa, sinh tố,…
- Hạn chế dùng đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các chất béo không bão hòa vì không tốt cho sức khỏe thai nhi.
- Chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày là nguyên tắc quan trọng trong thực đơn giúp bà bầu tăng cân. Việc chỉ ăn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa ăn thật nhiều, thật no khiến cơ thể khó hấp thụ tốt dưỡng chất, tiêu hóa không tốt. Do vậy, mẹ nên chia nhỏ thành 6 bữa ăn để không bị quá no hay quá đói.
- Ăn bất cứ khi nào cảm thấy đói: Mẹ bầu thường rất nhanh đói, không nhất thiết phải ăn đúng 5 – 6 bữa/ngày. Ngoài 3 bữa chính ra mẹ có thể ăn vặt bất cứ khi nào cảm thấy đói. Cơ thể đói chứng tỏ hệ tiêu hóa đang hoạt động tốt. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt bên mình cũng như bữa phụ trong tủ lạnh.
Lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, khó chịu nên mẹ bầu cần phải "lắng nghe" bản thân, có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, mang lại nhiều điều tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng.
- Giữa các buổi làm việc nên nghỉ giải lao để tránh quá sức, bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi khó chịu cần dừng công việc lại để nghỉ ngơi và thư giãn.
- Với những người mẹ sức khỏe yếu, ăn uống thiếu thốn,….thì càng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Gần đến ngày dự sinh nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần trước khi sinh. Trong những tháng cuối, thai nhi phát triển và tăng cân khá nhanh nên mẹ cần phải chú ý tới ăn uống và hoạt động của mình. Không nên làm việc đến sát ngày sinh, vừa có hại cho thai, vừa không đảm bảo an toàn nếu chuyển dạ bất ngờ.
Bên cạnh nghỉ ngơi đầy đủ mẹ bầu cũng rất cần sự quan tâm từ chồng và người thân (ảnh minh họa)
Trong giai đoạn này mẹ bầu cần hết sức chú ý đến cân nặng cũng như mức độ tăng cân của bản thân. Cần đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, tăng cân của thai nhi và có sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ sản khoa trong từng giai đoạn thai kỳ.
Bổ sung vitamin đúng cách
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin trước khi sinh giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày mẹ bầu có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ.
DHA/EPA giúp thai nhi phát triển trí não tốt hơn, cải thiện chức năng nhận thức ở trẻ, giảm nguy cơ sinh non và trầm cảm ở thai phụ.
Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO, phụ nữ mang thai cần được bổ sung 200mg DHA và EPA mỗi ngày, từ khi bắt đầu mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ khi não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất.
Folate là một loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA, sản xuất hồng cầu và hỗ trợ quá trình tăng trưởng, phát triển của thai nhi.
Acid folic là dạng tổng hợp của folate, có nhiều trong các vitamin tổng hợp cho bà bầu hoặc các loại thực phẩm, khi được bổ sung vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành dạng hoạt động của Folate.
Phụ nữ mang thai nên uống 400 – 600mg folate hoặc acid folic mỗi ngày để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và các bất thường bẩm sinh như hở hàm ếch, dị tật tim,…
Vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong giai đoạn mang thai (ảnh minh hoạ)
Sắt rất quan trọng cho việc vận chuyển oxy trong máu, là nguyên liệu cho sự tổng hợp hemoglobin – thành phần của hồng cầu. Vì trong suốt thời gian mang thai, tổng lượng máu của thai phụ có thể tăng đến gần 50% nên nhu cầu sắt tăng lên đáng kể.
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là rất lớn trong đó thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu, điều này dẫn đến làm tăng nguy cơ sinh non, tỷ lệ trầm cảm ở mẹ và tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
Canxi và vitamin D Canxi rất cần thiết để hình thành và phát triển hệ xương, răng chắc khỏe cho thai nhi. Bổ sung canxi giúp làm giảm rối loạn tăng huyết áp khi mang thai và nguy cơ tiền sản giật, hạn chế quá trình loãng xương sau sinh cho bà bầu.
Magie là một khoáng chất liên quan đến hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, cơ bắp và thần kinh. Thiếu Magie trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp mạn tính và chuyển dạ sớm.
Vitamin A rất quan trọng với sự phát triển thị lực của thai nhi và chức năng miễn dịch. Giới hạn tiêu thụ vitamin A của các bà bầu là không quá 10.000IU/ngày. Bổ sung quá mức vitamin A làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và tổn thương gan.
Vital Pregna là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và thời kỳ cho con bú chiếm thị phần số 1 tại Đức. Trong mỗi viên Vital Pregna có chứa đầy đủ các loại vitamin như E, D3, C, B1, B2, B6, B12, axit folic… cùng các vi chất khác như Pantothenic acid, Biotin, Nicotinamide (Niacin), Sắt (iron), Đồng (copper), Magnesium, Kẽm, Iốt, Omega-3. Đặc biệt hàm lượng Omega 3 từ cá hồi Na Uy chứa DHA giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh, trí tuệ cho trẻ từ trong bụng mẹ, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi Vital Pregna với công thức kết hợp Vitamin C Biotin Nicotinamid Kẽm giúp làm giảm rạn da bụng cho phụ nữ mang thai và giảm sạm da, nám da. Sản phẩm của tập đoàn Queisser Pharma, công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Đức với lịch sử hơn 100 năm. Tại nước ta, sản phẩm nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia cho đến phụ nữ đang mang thai. Liều dùng: 01 viên/ngày Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây: https://doppelherz.vn/vital-pregna/ SỐ GPQC: 01543/2019/ATTP-XNQC Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |