Chọn bổ sung sắt loại nào?
Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn sau sinh.
- Nên chọn sắt (III): Sắt trong muối tồn tại 2 dạng là muối sắt (II) và muối sắt (III). Quá trình hấp thu sắt trong cơ thể bắt đầu ở dạ dày, diễn ra chủ yếu ở hành tá tràng và đoạn đầu ruột non. Nếu sắt được cung cấp ở dạng muối sắt (II) thì khi vào đường ruột sẽ được hấp thu trực tiếp, còn nếu ở dạng muối sắt (III) thì cần quá trình chuyển hóa thành dạng sắt (II) là dạng mà cơ thể có thể hấp thụ được.
- Nên chọn sắt hữu cơ: Sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate) có ưu điểm hơn là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn sắt vô cơ (sắt sulfate).
Cách dùng thế nào để không táo bón?
Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy nên uống sắt lúc đói và tăng cường vitamin C trong khẩu phần ăn như nước cam, nước chanh…
Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất. Không dùng sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt phải cách xa nhau. Đồng thời, khi uống bổ sung sắt, bạn cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.
Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim...
Ngoài ra, những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassemie, suy tủy...) thì không được dùng loại thuốc có sắt.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng.