Mẹ bầu ăn đào có gây sảy thai, dị tật thai nhi?

31-10-2021 09:00 | Dinh dưỡng mẹ và bé

SKĐS - Nhiều người vẫn quan niệm: mẹ bầu ăn đào sẽ bị sảy thai hoặc sinh con bị dị tật, câm, điếc... Bài viết có những phân tích của TS.BS Phan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng Quốc gia về việc ăn đào ảnh hưởng như thế nào đối với mẹ bầu.

Động phải cành dâu, ăn bắp cải, đậu xanh làm mất sữa ở các mẹ cho con bú?Động phải cành dâu, ăn bắp cải, đậu xanh làm mất sữa ở các mẹ cho con bú?

SKĐS - Nhiều người vẫn hay truyền miệng một số điều cấm kỵ đối với các bà mẹ sau sinh gây mất sữa như: động phải cành dâu, ăn đậu xanh, ăn rau bắp cải. Vậy những điều này có đúng không và khoa học lý giải như thế nào?

1. Quả đào có nhiều vitamin và khoáng chất

Mẹ bầu ăn đào có gây sảy thai, dị tật thai nhi không? - Ảnh 2.

TS. BS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Trong quả đào có nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đào rất ít calo (1 quả đào chứa 59kcal), ít chất béo nên không gây béo đối với các mẹ bầu.

vậy, quả đào là loại trái cây tốt dành cho phụ nữ mang thai và cả trẻ nhỏ.

Do đó, theo TS. BS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, quan điểm mẹ bầu ăn quả đào dễ bị sảy thai, gây dị tật cho thai nhi là không đúng và hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Giá trị dinh dưỡng trong 1 quả đào

Thành phần các chất

Đơn vị

Carbohydrate: 14g

14g

Chất béo

0,4g

Chất xơ

2,3g

Sắt

0,4 mg

Magiê

14 mg

Kali

185 mg

Protein

1,4g

Vitamin A

489 IU

Vitamin C

10 mg

2. Vitamin C trong quả đào giúp mẹ bầu hấp thụ sắt tốt, tránh thiếu máu, sinh non

Trong quả đào có nhiều vitamin C. Với 7 mg trên 100g bạn sẽ nhận được 25% nhu cầu vitamin C hàng ngày trong một quả đào.

Hầu hết phụ nữ mang thai dễ bị thiếu sắt và thiếu máu. Trong khi đó, vitamin C lại rất quan trọng trong việc giúp hấp thụ sắt.

Vitamin C cũng rất quan trọng đối với sự hình thành mô của thai nhi và giúp hình thành xương, răng, mạch máu, sụn và cơ.

Vitamin C đặc biệt quan trọng trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm lượng vitamin C trong cơ thể mẹ bầu ở mức thấp nhất do những thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Nếu không đảm bảo đủ lượng vitamin C có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ.

Theo các nghiên cứu, vitamin C làm giảm nguy cơ sinh non, bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu, bệnh chậm phát triển của thai nhi trong tử cung của mẹ.

Mẹ bầu ăn đào có gây sảy thai, dị tật thai nhi hay không? - Ảnh 3.

Ăn đào không gây sảy thai trong 3 tháng đầu.

3. Ăn đào không gây sảy thai trong 3 tháng đầu

Ăn đào hoàn toàn không gây sảy thai trong 3 tháng đầu như các mẹ bầu hay nghĩ. Đông y còn sử dụng quả đào phơi khô, sấy khô trong trường hợp bị động thai.

Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" có đề cập đến tác dụng của đào nhân hay hạt đào để điều kinh, cầm máu sau đẻ, hoặc thông kinh nguyệt.

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, trong đào nhân có chất Ergotin, tác dụng trên mạch máu tử cung, làm co tử cung do vậy có tác dụng cầm máu sau đẻ.

4. Folate trong quả đào giúp thai hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh

Đặc biệt, Folate chứa trong quả đào giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

Mẹ bầu ăn đào có gây sảy thai, dị tật thai nhi hay không? - Ảnh 4.

Quả đào là loại trái cây tốt dành cho phụ nữ mang thai

5. Kali trong quả đào giúp ngăn ngừa chuột rút, phù nề cho mẹ bầu

Trong quả đào có rất nhiều kali. Một quả đào sẽ được cung cấp được 12% nhu cầu hàng ngày. Kali giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng tối ưu trong cơ thể của cả mẹ bầu và thai nhi.

Ăn thực phẩm có kali trong thai kỳ có thể giúp giảm các biến chứng phát sinh do chế độ ăn quá nhiều natri gây nên (như tăng huyết áp)

Kali cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa các vấn đề của thai kỳ như mệt mỏi, chuột rút và phù.

6. Magie có trong đào giúp ngăn chặn stress và lo âu cho mẹ bầu

Magie có trong đào giúp ngăn ngừa stress và lo âu, đồng thời hỗ trợ trong việc giữ hệ thần kinh luôn thư giãn đối với mẹ bầu.

Thiếu magie có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh trung ương, dẫn đến việc cơ bắp bị kích thích quá mức và gia tăng hoạt động dẫn truyền các tín hiệu thần kinh.

7. Vitamin A trong đào giúp cho hệ thống miễn dịch của thai nhi khỏe mạnh

Đào có nhiều vitamin A. Một quả đào có thể đáp ứng 15% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn. Vitamin A cũng rất quan trọng đối với sự phát triển đôi mắt, xây dựng một bộ xương khỏe mạnh và duy trì hệ thống miễn dịch tốt cho trẻ.

Nhờ vào vị chua dịu nhẹ mà đào có thể trở thành vị cứu tinh trong những lúc cơn buồn nôn, ốm nghén khi mang thai làm phiền mẹ bầu.

Ngoài ra, chất xơ có trong quả đào còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón đối với mẹ bầu.

Mẹ bầu ăn đào có gây sảy thai, dị tật thai nhi hay không? - Ảnh 6.

Magie có trong đào giúp ngăn ngừa stress và lo âu, đồng thời hỗ trợ trong việc giữ hệ thần kinh luôn thư giãn đối với mẹ bầu.

8. Mẹ bầu nên ăn quả đào liều lượng thế nào?

Quả đào rất tốt, tuy nhiên, có một số lưu ý cho bà bầu khi ăn đào:

  • Không nên ăn quá nhiều quả đào một lúc. Theo Đông y, quả đào mang tính nóng, dễ gây nhiệt cho cơ thể và có thể khiến bạn gặp một vài vấn đề về xuất huyết nếu ăn quá nhiều.
  • Lông trên vỏ quả đào có thể gây ngứa rát cổ họng hoặc thậm chí dị ứng. Do đó, mẹ bầu nên lau sạch những sợi lông này và gọt vỏ trước khi ăn để không bị ho.
  • Quả đào ngọt, vì vậy, mẹ bầu nếu có lượng đường huyết cao hoặc được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn đào.
  • Do giàu axit folic nên bà bầu ăn nhiều đào có thể làm tăng mức axit folic trong cơ thể, gây ra chuột rút, da nổi mẩn, buồn nôn.
  • Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên ăn chỉ nên ăn 1 quả mỗi lần, 2 - 3 ngày ăn 1 lần. Như vậy, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả đào.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Thanh Loan (ghi)
Ý kiến của bạn