Một máy phát hiện nói dối chỉ đơn giản là máy đo phản ứng của cơ thể như đổ mồ hôi, nhịp tim và huyết áp chứ nó không thể nói bạn đang nói dối hay nói sự thật. Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi có kiểm soát mà người thẩm vấn biết rõ câu trả lời chính xác, những câu hỏi này được thiết kế để kích thích bạn nói dối.
Ở Mỹ và Nhật Bản, công nghệ này thường được áp dụng rộng rãi. Thế nhưng phương pháp này gây tranh cãi, nhiều nhà khoa học cho rằng nó không đáng tin cậy. Sợ hãi, vui mừng và ngạc nhiên có thể ảnh hưởng tới cách người ta phản xạ. Do đó, một người vô tội cũng có thể trả lời câu hỏi như một người có tội. Vì thế, phương pháp này không hợp lệ ở Đức.
Một số công ty tiếp thị công nghệ quét não, quét hình ảnh những vùng não tiêu thụ nhiều ôxy nhất tại thời điểm cho sẵn để phát hiện nói dối. Thế nhưng, cũng chẳng có vùng não người nào gắn với nói dối, ông Matthias Gamer, một chuyên gia thần kinh học ở Trung tâm Y khoa, Bệnh viện Hamburg-Eppendorf cho biết.
Phần mềm phát hiện nói dối qua phân tích giọng nói: phần mềm phân tích cao độ, tần số, cường độ và rung chấn nhỏ để đưa ra kết luận thế nhưng cũng gặp phải sự hoài nghi. Anders Eriksson, ĐH Gothenburg (Đức) và Fracisco Lacerda, ĐH Stockholm (Thuỵ Điển) cho rằng, những chiếc máy này chỉ có xác suất nào đó và thực tế chỉ là trò lang băm.