Đặc biệt với người bệnh tan máu bẩm sinh, những người phải truyền máu suốt cuộc đời, đa phần người bệnh ở các vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa lại càng khó thoát khỏi cái nghèo. Với họ, đến chi phí đi lại, ăn uống khi đi viện còn không có, chưa nói đến chi phí điều trị.
Mới có 4 tuổi nhưng đã 3 năm nay, tháng nào cháu Triệu Văn Quyền cũng phải truyền máu. Nhà cháu thuộc vùng dân tộc đặc biệt khó khăn ở Cao Bằng, nơi người dân chỉ biết dựa vào nương rẫy và chạy ăn từng bữa.
Cuộc sống chỉ biết dựa vào nương rẫy, bố cháu lại bị tật ở tay, chân nên ước mơ của cả gia đình là con được đi viện và cơm đủ no
Ảnh: Công Thắng
Mỗi khi đưa con đi viện, cháu không chỉ được truyền máu và hầu hết các chi phí điều trị đều được bảo hiểm thanh toán mà còn được nhận suất cơm miễn phí từ Ngân hàng suất ăn từ thiện.
Anh Hà Hải Dương (sinh năm 1993, Phú Thọ) là một trong những hoàn cảnh rất đáng thương ở Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW. Gia đình anh chỉ còn 2 bố con sống trong một căn nhà lụp xụp, bố anh bị lao phổi còn mẹ đã mất hơn 10 năm trước. Anh có một chị gái cũng bị bệnh tan máu bẩm sinh nhưng đã không còn vì không được điều trị.
Đến năm 2009, khi đã 16 tuổi anh mới biết mình bị tan máu bẩm sinh. Do điều trị muộn nên anh chỉ nhỏ bé và yếu ớt như một cậu bé. Trong hơn 10 năm qua, nếu không nhờ được nhận hàng trăm đơn vị máu hiến tặng thì có lẽ số phận của anh cũng không khác người chị gái xấu số của mình.
Anh Hà Hải Dương (bên trái) đã được nhận hàng trăm đơn vị máu trong hơn 10 năm qua Ảnh: Công Thắng
Bị một căn bệnh máu di truyền hiếm gặp: bất thường chức năng tiểu cầu, hai chị em Lò Ngọc Dương Châu và Lò Hà Tường Vy (dân tộc Thái ở Sơn La) cũng phải sống phụ thuộc vào chế phẩm máu. Hai cháu thường xuyên bị chảy máu khó cầm và cần truyền tiểu cầu để cầm máu, cũng như phải truyền máu những khi mất máu quá nhiều. Cả hai con cùng bị bệnh nên hoàn cảnh gia đình 2 cháu rất khó khăn.
Tháng 3/2020, Lò Ngọc Dương Châu bị chảy máu cam ồ ạt, nôn cả ra máu và phải đi cấp cứu. Lúc này do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lượng máu cũng như tiểu cầu trong kho máu sụt giảm nghiệm trọng. Nhưng Châu là trường hợp cấp cứu nên được ưu tiên cấp phát chế phẩm máu.
Hai chị em người dân tộc Thái ở Sơn La phải thường xuyên bị chảy máu khó cầm và cần truyền tiểu cầu để cầm máu, cũng như phải truyền máu những khi mất máu quá nhiều Ảnh:Công Thắng
Dù người bệnh giàu hay nghèo, căn cứ để ưu tiên cấp phát máu luôn là tình trạng sức khỏe của người bệnh. Với những ca cấp cứu, nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ sẽ càng phải cố gắng bằng mọi giá để có máu truyền cho người bệnh.
Bạn đừng băn khoăn “Máu hiến tặng có đến được với người nghèo”, bởi mỗi đơn vị máu hiến tặng là một nghĩa cử cao đẹp sẽ thực hiện đúng sứ mệnh của mình là đem hy vọng đến cho những người bệnh đang cần tiếp thêm sự sống.
Trương Hằng




-
Nguy cơ dịch COVID-19 luôn hiện hữu, Bạc Liêu cần nâng cao mức độ phòng, chống
SKĐS - Bờ biển dài, tiếp giáp biển Đông, lân cận các ngư trường khai thác của các Quốc gia trong khu vực; Địa bàn có đông người Khmer sinh sống với mối quan hệ mật thiết với người thân tại Vương Quốc Campuchia, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại Bạc Liêu luôn hiện hữu. -
-
Bộ Y tế triển khai thí điểm đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến
-
Cần biết: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19
-
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phải siết chặt lại trước nguy cơ rất lớn
-
[Graphic] Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
-
-
Phú Thọ tiêm vắc xin phòng COVID-19
-
Bệnh viện lớn nhất miền Trung thực hiện tiêm phòng COVID-19
-
Phụ nữ phải được làm chủ cơ thể của chính mình
-
Giám đốc bệnh viện cùng 200 cán bộ y tế đầu tiên của Thái Nguyên tiêm vắc xin COVID-19
-
Các địa phương đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc-xin COVID-19
-
Kết quả thực hiện Chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020
-
Khách đứng giãn cách khi làm thủ tục tại sân bay để phòng COVID-19
-
Dịch COVID-19: Sóc Trăng chưa ghi nhận ca dương tính COVID-19, tuyệt đối không được chủ quan