Mát xa ngực giúp giảm căng tức, ngăn ngừa ung thư vú

SKĐS - Thực hiện mát xa ngực cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe giống như mát xa vai, lưng, cánh tay và chân... để làm giảm bớt sự căng cứng, khó chịu. Hơn nữa, thực hiện đúng mát xa ngực còn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

1. Mát xa ngực mang lại lợi ích gì?

TS. Akta Bajaj, Trưởng khoa Sản phụ khoa tại New Delhi, Ấn Độ cho biết, mát xa ngực thường xuyên có thể đem lại những lợi ích sức khỏe mà bạn chưa biết:

- Giảm căng cơ, giảm đau: Mát xa là một giải pháp hiệu quả cho các cơ bắp bị căng và đau. Các cơ ngực bên dưới bầu ngực có thể bị căng và đau sau khi nâng vật nặng, tập thể dục hoặc bệnh tật.

Mát xa ngực có thể giúp giảm căng thẳng trong cơ ngực và thực hiện tốt chức năng hoạt động cùng với cơ lưng để giữ tư thế thẳng và cơ thể thẳng đứng.

- Tốt cho các bà mẹ đang cho con bú: Liệu pháp mát xa ngực có thể làm giảm bớt sự nhạy cảm của ngực và giúp lưu thông máu đến vú tốt hơn. Bên cạnh đó, mát xa nhẹ nhàng cũng có thể làm tăng nguồn sữa, do lực tác động giúp làm ấm và nới lỏng các mô xung quanh ống dẫn sữa của vú, từ đó giúp sữa chảy ra.

Mát xa núm vú cũng có lợi cho những người có núm vú phẳng đang cho con bú, giúp em bé ngậm bắt vú dễ dàng hơn.

Các bà mẹ đang cho con bú có thể mát xa ngực bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm, nhưng nếu muốn cải thiện việc tiết sữa, bạn nên mát xa ngực khoảng 15–30 phút trước khi cho con bú. Điều này giúp duy trì việc sản xuất sữa gần với lịch trình của em bé.

- Phát hiện u cục ở vú: Các u cục ở vú cũng có thể được phát hiện thông qua các động tác mất xa.

- Ngăn ngừa ung thư vú: Lợi ích lớn nhất mà mát xa ngực mang lại, ngoài việc thư giãn, là khuyến khích lưu thông bạch huyết. Các chuyển động tròn, nhẹ nhàng khi thực hiện mát xa ngực giúp dịch bạch huyết di chuyển, không bị tắc nghẽn. Điều này thúc đẩy tuần hoàn máu ở da và mô, nhờ đó các tế bào da được cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú.

photo-1688288544426

Mát xa ngực giúp giảm đau, căng tức ngực, tốt cho bà mẹ cho con bú.

2. Các bước mát xa ngực đúng cách

Các kỹ thuật mát xa ngực khác nhau, tùy thuộc vào mục đích khi thực hiện biện pháp này.

Mát xa ngực dành cho bà mẹ cho con bú, kích thích tiết sữa, giảm căng tức:

  • Đặt bốn ngón tay lên trên và dưới một bên vú.
  • Tạo áp lực nhẹ nhàng trong khi di chuyển các ngón tay của cả hai tay theo chuyển động tròn, trơn tru.
  • Đặt các ngón tay ở mỗi bên của cùng một bầu ngực và tiếp tục xoa bóp theo hình tròn.
  • Lặp lại trên vú bên kia.
Mát xa ngực giúp giảm căng tức, ngăn ngừa ung thư vú - Ảnh 3.

Động tác mát xa ngực dành cho bà mẹ cho con bú.

Mát xa ngực phát hiện u cục:

  • Đứng trước gương và tìm bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, hình dạng, kích thước hoặc kết cấu của vú.
  • Đặt một tay ra sau đầu, sao cho khuỷu tay hướng ra một bên.
  • Mát xa vú bằng hai hoặc ba ngón tay đầu tiên của bàn tay đối diện.
  • Áp dụng áp lực nhẹ nhàng và xoa bóp theo chuyển động tròn.
  • Đảm bảo xoa bóp toàn bộ bầu ngực — từ xương quai xanh đến đỉnh bụng và về phía nách.
  • Lặp lại trên vú bên kia.
Mát xa ngực giúp giảm căng tức, ngăn ngừa ung thư vú - Ảnh 4.

Mát xa ngực có thể phát hiện sớm ung thư vú.

3. Ai nên tránh mát xa ngực?

Một số trường hợp nên tránh mát xa ngực bao gồm:

  • Những trường hợp đã điều trị bệnh ung thư vú
  • Phụ nữ mắc một số bệnh về vú, chẳng hạn như u xơ vú hoặc cấy ghép vú...
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có tiền sử ung thư vú.
  • Nếu bạn cảm thấy đau, khó chịu hoặc thay đổi bất thường ở ngực trong hoặc sau khi mát xa, hãy dừng ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ.

Mời bạn xem tiếp video:

Chàm da: Cách điều trị thế nào? Có chữa khỏi được không?


An Khánh
Theo healthshots
Ý kiến của bạn