1. Nguyên nhân mất trí nhớ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, trên thế giới có khoảng 35,6 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi lên 65,7 triệu người vào năm 2030 và vào năm 2050 có thể tăng hơn gấp 3 lần lên 115,4 triệu người.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh mất trí như:
- Chấn thương đầu: Do ngã hoặc tai nạn, ngay cả khi bạn không bất tỉnh vẫn có nguy cơ bị mất trí nhớ.
- Rối loạn cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm có thể gây ra chứng suy giảm trí nhớ, lú lẫn, khó tập trung và các vấn đề khác ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
- Lạm dụng bia rượu, thuốc lá: Nghiện rượu mạn tính có thể gây suy giảm chức năng của hệ thần kinh dẫn đến nguy cơ bị suy giảm trí nhớ. Thuốc lá sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp lên não bộ, nghiện hút thuốc lá sẽ gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người nghiện thuốc lá gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ hơn người không hút thuốc lá.
- Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 giúp duy trì các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh. Sự thiếu hụt vitamin B12 phổ biến ở người lớn tuổi và có thể gây ra các vấn đề liên quan đến trí não, trong đó có chứng mất trí nhớ.
- Bệnh lý về não: Các vấn đề liên quan đến tổn thương não như u não, vỡ mạch máu não, tụ máu não… sẽ khiến người bệnh bị mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Đột quỵ: Xảy ra khi quá trình cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não. Người bị đột quỵ thường dễ mắc chứng mất trí nhớ ngắn hạn, họ chỉ ghi nhớ ký ức đã cũ và lãng quên ký ức mới.
- Mất ngủ kéo dài: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ghi nhớ của não bộ. Nếu ngủ không đủ giấc, thức khuya… dẫn đến cơ thể mệt mỏi, làm giảm khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.
Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây mất trí nhớ bao gồm: nghiện ma túy, mắc các bệnh về nhiễm trùng như bệnh lao, HIV, giang mai…
Mất trí nhớ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
2. Triệu chứng/Dấu hiệu mất trí nhớ
- Đối tượng nào dễ bị mất trí nhớ?
- Bệnh mất trí nhớ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Trong đó, những đối tượng sau đây dễ có nguy cơ bị mất trí nhớ cao hơn, bao gồm:
- Người trên 30 tuổi và người cao tuổi (trên 65 tuổi).
- Phụ nữ sau khi sinh con.
- Người lạm dụng bia rượu, người bị trầm cảm hoặc thường xuyên căng thẳng.
- Người bệnh tai biến mạch máu não hoặc bị chấn thương não do tai nạn.
- Trong số đó, người cao tuổi và phụ nữ sau sinh là 2 đối tượng có nguy cơ bị mất trí nhớ cao nhất.
- Triệu chứng mất trí nhớ ở đa số bệnh nhân là:
- Gặp vấn đề trong việc tiếp nhận thông tin mới.
- Khó khăn trong việc nhớ lại các sự kiện trong quá khứ và thông tin đã biết trước đó.
- Ý thức mờ dần.
- Lú lẫn.
- Không có khả năng nhận ra khuôn mặt hoặc địa điểm quen thuộc.
- Nhớ lại những ký ức không có thật hoặc những khái niệm không thực tế về thời gian và không gian trong ký ức.
- Mất phương hướng và run rẩy.
- Viêm não hoặc viêm não.
- Cung cấp oxy không đủ cho não.
- Một số loại thuốc được sử dụng.
- Sự hiện diện của khối u ở các vùng não kiểm soát trí nhớ.
- Bệnh Alzheimer và các bệnh tương tự khác.
- Động kinh.
- Đột quỵ.
Ngoài ra, một số chấn thương tâm lý và sự kiện cảm xúc cũng có thể dẫn đến mất trí nhớ.
Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm và phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh mất trí nhớ. (ảnh minh họa)
3. Cách phòng bệnh mất trí nhớ
Việc phòng tránh và đối phó với bệnh mất trí nhớ là vấn đề luôn được quan tâm. Một số biện pháp đơn giản dễ thực hiện dưới đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ.
3.1 Ngủ đủ giấc
Khi ngủ là thời gian để cơ thể hồi phục sau quá trình làm việc cả ngày, khi đó bộ não cũng cần được nghỉ ngơi, bảo dưỡng để có đủ sức khỏe cho ngày hôm sau. Việc mất ngủ thường xuyên hoặc ngủ không đủ giấc sẽ làm cơ thể và thần kinh mệt mỏi, mất tập trung. Bạn sẽ khỏe lại và tỉnh táo hơn khi bạn có giấc ngủ tốt. Bạn cần đi ngủ sớm và dậy sớm, nhưng không ngủ quá 8 giờ mỗi ngày
3.2 Quản lý đường huyết
Một số nghiên cứu đã chứng minh vai trò của bệnh đái tháo đường trong việc làm tăng nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ hay bệnh tim mạch. Người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ cao gấp 1,5 đến 3 lần.
3.3 Chế độ ăn uống lành mạnh
Những gì chúng ta đưa vào cơ thể đều có tác động trực tiếp đến bộ não. Ăn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp cho bộ não của chúng ta các chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường.
Ngoài ra, hạn chế thực phẩm không lành mạnh như thịt chế biến sẵn và đồ uống có đường có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh như Alzheimer.
Hơn nữa, nên tăng cường thực phẩm giàu axit béo Omega-3 cũng rất quan trọng đối với sức khỏe nhận thức. Trong các thực phẩm như cá hồi, quả óc chó và hạt chia cũng chứa dưỡng chất tốt cho trí nhớ. Các loại thực phẩm khác có thể ngăn ngừa mất trí nhớ bao gồm: nghệ, quả việt quất và trà xanh
3.4 Đọc sách báo
Thay vì việc ngồi lâu hàng giờ trước màn hình tivi, bạn nên dành thời gian đó để đọc cuốn sách nào đó, hoặc một tờ báo. Điều này sẽ giúp ích cho bộ não của bạn.
Các nhà khoa học đã chứng minh việc đọc sách sẽ giúp cho việc rèn luyện trí nhớ rất tốt, đặc biệt là những cuốn sách cần có sự tập trung tư duy suy nghĩ. Nên duy trì thói quen đọc sách, sẽ tốt cho trí nhớ của bạn
3.5 Vận động thể chất mỗi ngày
Hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não giúp một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật. Việc tập thể dục điều độ thường xuyên là rất quan trọng, giúp khí huyết lưu thông tốt, gia tăng thải trừ các chất độc tích tụ trong cơ thể, giúp bộ não được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và ô xy, đảm bảo cho các hoạt động của não.
4. Điều trị chứng mất trí nhớ
4.1 Cách chẩn đoán bệnh mất trí nhớ
Nhiều người chọn cách che giấu khi mắc phải tình trạng mất trí nhớ, khiến cho bệnh có cơ hội tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu suy giảm trí nhớ, mọi người cần đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để đưa ra được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một loạt các xét nghiệm nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ nguy hiểm gây giảm trí nhớ hay mất ký ức như: bệnh u não, trầm cảm, bệnh Alzheimer,…
4.1.1 Các xét nghiệm thăm dò trong chẩn đoán mất trí nhớ bao gồm
Thăm khám tiền sử mắc bệnh: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh trả lời một loạt các câu hỏi để kiểm tra mức độ mất ký ức.
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chức năng cảm giác, phản xạ, thăng bằng và những phản ứng sinh lý khác để xác định được tình trạng chức năng của não và hệ thần kinh.
Kiểm tra nhận thức: Người bệnh sẽ thực hiện bài kiểm tra sự ghi nhớ ký ức ngắn hạn và dài hạn để bác sĩ ghi nhận dữ liệu thực tế về trí nhớ.
4.1.2 Một số xét nghiệm chẩn đoán mất trí nhớ
Những xét nghiệm chẩn đoán bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện như: chụp CT Scanner, chụp cộng hưởng từ MRI,… Các xét nghiệm này có mục đích giúp phát hiện những tổn thương hoặc bệnh lý trong não bộ.
4.2 Điều trị bệnh mất trí nhớ
Hiện nay, việc chữa trị mất trí nhớ vẫn còn nhiều hạn chế và rất khó khăn để có thể phục hồi trí nhớ cho người bệnh. Đối với những người bệnh đã mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ nghiêm trọng thì cần phải được các cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh xác định tình trạng, nguyên nhân và có các trị liệu hợp lý cho từng trường hợp cụ thể như.
4.2.1 Điều trị bệnh lý liên quan
Với những trường hợp mất trí nhớ do một bệnh lý cụ thể nào đó gây ra, trước tiên người bệnh cần điều trị khỏi bệnh, khi sức khỏe thể chất được nâng cao, sức khỏe tâm thần cũng sẽ được cải thiện.
Điều trị mất trí nhớ bằng thuốc
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh. Một điều bạn cần lưu ý là không được tự ý sử dụng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ khi chưa có sự chỉ định từ bác chuyên khoa. Bởi vì thuốc điều trị suy giảm trí nhớ có thể khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc, rối loạn tâm thần, rối loạn tập trung nếu sử dụng liên tục và sai cách.
4.2.2 Điều trị mất trí nhớ không dùng thuốc
Điều chỉnh các vấn đề tâm lý, thay đổi lối sống, luyện tập thể dục thể thao, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ… được xem là cách khắc phục suy giảm trí nhớ, ngăn ngừa bệnh tiến triển an toàn và hiệu quả với những trường hợp suy giảm trí nhớ giai đoạn sớm.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ phát hiện sớm mất trí nhớ
Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm và phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh mất trí nhớ.