Hà Nội

Mặt trái của công nghệ mà cha mẹ cần phải biết

10-10-2014 14:15 | Đời sống
google news

SKĐS - Trẻ em bây giờ được lớn lên trong một môi trường hoàn toàn khác với cha mẹ chúng ngày trước. Sự phổ biến của iPod, iPad, SmartPhone đã thay đổi hoàn toàn cách trẻ lớn lên và phát triển. Chúng có thể nhanh nhạy hơn, nắm bắt rất nhanh các công nghệ hiện đại và tư duy khác biệt hẳn.

Trẻ em bây giờ được lớn lên trong một môi trường hoàn toàn khác với cha mẹ chúng ngày trước. Sự phổ biến của iPod, iPad, SmartPhone đã thay đổi hoàn toàn cách trẻ lớn lên và phát triển.

Chúng có thể nhanh nhạy hơn, nắm bắt rất nhanh các công nghệ hiện đại và tư duy khác biệt hẳn. Tuy nhiên, đáng báo động là trẻ em đang dần bỏ qua các hoat động học tập, giao tiếp xã hội, các hoạt động thể chất và các kĩ năng tự suy nghĩ cũng như học cách điều khiển cảm xúc. Chắc hẳn bạn rất dễ dàng nhận ra điều này và không ít lần được cảnh báo bởi những dấu hiệu sau:

1. Trẻ không còn thích chơi bên ngoài

Rất dễ nhận ra, ngày càng có nhiều trẻ em chỉ thích ngồi một chỗ chơi các thiết bị như điện thoại, máy tính…Xã hội đã có sự báo động về việc nhiều trẻ em không có tuổi thơ vui chơi bình thường như ngày xưa.

Hiện nay chính phủ của các nước phát triển như Anh đang đầu tư nhiều tiền để khuyến khích các giáo viên tạo nhiều hoạt động thể thao trong trường học, tạo hứng thú từ những trò chơi đơn giản như trốn tìm hay nhảy lò cò… giúp trẻ được khỏe mạnh, vui vẻ và giảm nguy cơ bị béo phì.

2. Trẻ em không học được cách giao tiếp trực tiếp

Bình thường một đứa trẻ sẽ quan sát bố mẹ và những người xung quanh để tiếp nhận cách biểu hiện cảm xúc và dựa vào đó tự có đánh giá riêng của mình. Bố mẹ cần quan sát con cẩn thận để uốn nắn con mà vẫn giữ được sự thoải mái cho con. Thế nhưng hiện nay, ngay cả người lớn cũng bị quấn vào công nghệ hiện đại. Họ dễ dàng đưa cho con tiếp xúc sớm với những thiết bị quá nhiều tính năng này. Với sự bận rộn của cuộc sống, bố mẹ thường mệt mỏi và chỉ không muốn bị làm phiền.

3. Mối quan hệ cha mẹ - con cái bị ảnh hưởng tiêu cực

Trẻ con thì ham chơi và tò mò, bố mẹ mệt thì dỗ dành chúng bằng cách cho chơi đồ điện tử là việc quá dễ thấy. Có nhiều tiêu cực và mỗi khi công nghệ không giải quyết được khiến bố mẹ cáu với con cái. Việc giới hạn sử dụng các thiết bị kĩ thuật số là rất quan trọng, cả bố mẹ và con cái nên tiết chế bớt và dành thời gian cho nhau nhiều hơn.

4. Khả năng đọc của trẻ có thể bị ảnh hưởng

Những gì trẻ đọc trên sách điện tử thường không đạt được hiệu quả đọc hiểu cao vì trẻ còn bị phân tán vào các tính năng khác. Đọc sách bằng giấy đỡ hại mắt, hại thần kinh và giúp trẻ tiếp thu tốt hơn.

5. Trẻ chỉ thích chơi một mình

Hòa nhập cộng đồng là kĩ năng mềm quan trọng. Trẻ em càng dính với đồ công nghệ thì nguy cơ tự kỉ càng cao. Đồ công nghệ cao cũng có những ứng dụng học tập tốt nhưng dù hiện đại đến mấy cũng không thể như giao tiếp trong đời thực.

6. Trẻ không hiểu được mối quan hệ thực sự là gì

Đi cùng với sự phát triển công nghệ là các mạng xã hội. Ví dụ như mạng xã hội Facebook, một người có thể có hàng nghìn bạn nhưng hầu hết đều chưa gặp mặt và giao tiếp thực sự.

7. Trẻ ít tư duy sáng tạo hơn

Động vào cái iPad là mất hết thời gian, những trò động chân tay như ghép mô hình đường như bị quên lãng. Kinh nghiệm đến từ thực tế, nếu không tự trải nghiệm thì khó có thể khuyến khích sáng tạo.

8. Trẻ ít đồng cảm với người khác

Nếu cứ chơi hoài với cái đồ điện tử thì không ai có thể học cách cảm thông và chia sẻ được. Những ứng dụng được thiết kế để người dùng là trung tâm, điều chỉnh mọi thứ, nhưng ngoài đời thật lại khác hoàn toàn.

9. Trẻ khó ngủ hơn

Rất nhiều báo và thông tin nghiên cứu cho thấy dùng các thiết bị cảm ứng nhiều có ảnh hưởng không tốt cho não của con người. Trẻ đang chơi dở bị bắt dừng chơi rất hay tỏ ra cáu kỉnh và ảnh hưởng đến giấc ngủ dẫn tới ngày hôm sau học không tốt.

Để tránh những tác hại trên, trẻ cần được giám sát và hạn chế đúng cách. Bố mẹ nên tự làm gương và giúp trẻ cùng có được sự cân bằng giữa giải trí và vui sống. Hãy khuyến khích các hoạt động ngoài trời mọi lúc có thể.

Jill (Theo Lifehack)


Ý kiến của bạn