Mật ong - Vị thuốc đa năng

23-02-2019 14:49 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Mật ong có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon nên thường được dùng làm gia vị trong chế biến thức ăn, bánh kẹo và tá dược trong y học, đặc biệt là trong các dạng thuốc hoàn, thuốc nước của Đông y.

Mật ong có các loại đường fructose, glucose, saccharose, maltose, phytogen, cholin, biotin, sáp và các loại sinh tố.

Mật ong có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, hay được dùng trong chế biến món ăn và cũng là vị thuốc bổ trung nhuận phế, thông tiện giải độc.

Mật ong có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, hay được dùng trong chế biến món ăn và cũng là vị thuốc bổ trung nhuận phế, thông tiện giải độc.

Vị ngọt, tính bình; vào kinh tâm, tỳ, vị và đại trường, mật ong có tác dụng bổ trung, nhuận phế, thông tiện, giải độc. Trị viêm khô khí phế quản, ho khan ít đờm, táo bón, đau do loét dạ dày tá tràng, tắc ngạt mũi, trĩ mũi, viêm loét miệng. Để nhuận tràng thông tiện, nên dùng mật sống; trị ho, giảm đau nên dùng mật luyện. Liều dùng: 12 - 60g.

Một số bài thuốc có mật ong:

Hoạt trường thông tiện:

Bài 1: mật ong 2 thìa canh chiêu với nước đun sôi, uống ngày 1 lần. Trị đại tiện táo cũng có thể lấy 1 thìa canh hương du chiêu uống.

Bài 2: mật ong, hương du vừa đủ, đun nhỏ lửa cô đặc, chế thành thuốc đạn đặt vào hậu môn.

Nhuận phế, trị ho: Dùng khi háo phổi ho khan.

Bài 1: Bách hoa thang: mật ong 2 thìa canh, hạnh nhân 12g, gừng sống 4g. Lấy hạnh nhân, gừng tươi sắc nước, hoà với mật ong để uống. Trị phế khí không thuận, ho tức ngực.

Bài 2: mật ong 1 thìa canh, chiêu với nước đun sôi, uống. Trị ho khan không có đờm, cuống họng háo.

Giảm đau:

Bài 1: Thuốc sắc mật ong cam thảo: mật ong 20 - 60g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị đau dạ dày.

Bài 2: Mật thảo ẩm: mật ong 60g, cam thảo sống 12g, trần bì 2g. Sắc cam thảo và trần bì lấy 200ml nước, bỏ bã, thêm mật ong vào. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần. Trị loét dạ dày tá tràng.

Lê hấp tẩm mật ong rất tốt cho người sốt nóng âm ỉ ho khan dài ngày, miệng họng khô khát, có mồ hôi trộm.

Lê hấp tẩm mật ong rất tốt cho người sốt nóng âm ỉ ho khan dài ngày, miệng họng khô khát, có mồ hôi trộm.

Món ăn thuốc có mật ong:

Mật ong trứng gà: mật ong 50g, trứng gà 1 quả.  Đun cách thủy mật ong cho sôi lăn tăn, đập trứng gà vào, khuấy đều. Ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính.

Nước sắc bách bộ bạch cập trộn mật ong: bách bộ 25g, bạch cập 25g, mật ong 50g. Dược liệu sắc hãm lấy nước, hoà với mật ong, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng cho người lao phổi, giãn phế quản khái huyết.

Bưởi ướp dấm mật ong: bưởi 1 quả, mật ong 30ml, dấm ăn 15ml. Bưởi bóc bỏ vỏ cùi, thái lát, cho mật ong đun cách thuỷ cho chín, cho thêm dấm ăn khuấy trộn đều, ăn vào buổi sáng và buổi tối. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản ho nhiều đờm.

Nước gừng mật ong trộn bột hạnh nhân đào nhân: đào nhân 30g, hạnh nhân 15g nghiền nát trộn với nước gừng mật ong lượng thích hợp. Dùng cho người suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính .

Lê hấp tẩm mật ong: lê 1 quả khoét bỏ phần lõi hạt, cho mật ong vào đem chưng cách thủy ăn. Dùng cho người sốt nóng âm ỉ ho khan dài ngày, miệng họng khô khát, có mồ hôi trộm (đạo hãn âm hư).

Si-rô bạch quả mật ong: bạch quả 10g, lùi hoặc rang chín, bóc bỏ vỏ cứng, thêm nước nấu chín, thêm mật ong lắc đều. Cho ăn mỗi tối 1 lần. Dùng cho người hen phế quản, lao phổi có ho suyễn .

Mật ong trộn nước trần bì cam thảo: cam thảo 10g, trần bì 6g, mật ong 50g. Hãm dược liệu gạn lấy nước bỏ bã, đem trộn với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho người viêm loét dạ dày tá tràng.

Vừng đen trộn mật ong: vừng đen rang chín tán mịn để trữ trong lọ kín, mật ong số lượng tương đương. Mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều), lấy mỗi thứ 2 thìa trộn nhuyễn đều ăn với nước sôi. Dùng cho người cao tuổi táo bón.

Mật ong nước sôi: mật ong và nước sôi lượng thích hợp trộn khuấy đều cho uống. Dùng cho trẻ còn bú bị táo bón.

Rượu mật ong: Rượu trắng hoà mật ong lượng thích hợp uống. Dùng cho người nổi ban mề đay, sẩn ngứa.

Dưa chuột trộn mật ong: dưa chuột bánh tẻ (chưa già) 10 quả nhỏ, chấm với mật hoặc ướp mật, ăn. Dùng cho trẻ em có hội chứng lỵ (đau quặn mót nặn, đại tiện nhiều lần nhưng số lượng ít...) .

Kiêng kỵ: Người tỳ vị thấp nhiệt, tức ngực khó chịu không nên dùng.


BS. Tiểu Lan
Ý kiến của bạn