Mật nhân với tên thường gọi là cây mật nhân. Tên khác: Cây bá bệnh, cây bách bệnh. Tên khoa học Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
I. Đặc điểm thực vật của mật nhân
Đây là loại cây gỗ và có những đặc điểm như sau:
- Cây mật nhân thường mọc dưới tán của những cây lớn khác. Thân cây lớn có nhiều lông, cây trưởng thành có thể cao từ 15 – 20 mét. Từ thân cây phân chia ra nhiều nhánh nhỏ.
- Lá cây mọc kép hình lông chim, không cuống. Mỗi lá kép gồm 13 – 42 lá nhỏ mọc đối xứng nhau. Lá nhỏ dày, hình trứng, mặt dưới có màu trắng hơi xanh và mặt trên có màu xanh lục.
- Hoa cây mọc thành cụm có màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu, lông tơ bao phủ bên ngoài. Mỗi cây mật nhân chỉ có một hoa cái và một hoa đực.
- Quả cây có hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài khoảng 1 – 2cm và rộng 0,5 – 1cm. Khi còn non quả có màu xanh và chuyển thành màu đỏ nâu khi chín. Trong mỗi quả chứa 1 hạt nhỏ;
- Rễ cây hình trụ có màu vàng nhạt hoặc vàng, mùi thơm nhẹ và vỏ ngoài màu vàng nâu.
Hầu hết các bộ phận của mật nhân đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, ngoại trừ hoa cây. Trong đó rễ cây được sử dụng trong điều trị nhiều nhất.
Cây mật nhân.
Cây mật nhân mọc phổ biến ở nước ta, nhưng chủ yếu là ở miền trung như quảng Bình. Dược liệu thu hái quanh năm. Quả mật nhân được rửa sạch và đem phơi khô ngay. Rễ, vỏ cây và thân cây đem chặt thành từng đoạn nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô. Mỗi bộ phận của cây mật nhân có nhiều công dụng khác nhau.
Mật nhân được bào chế thành thuốc phiến, thuốc bột, hoặc chiết xuất chất bào chế thành dạng viên. Sản phẩm được bảo quản trong túi nilông hoặc hũ thủy tinh, để nơi thoáng mát.
2. Những công dụng chủ yếu của cây mật nhân
BSCKII Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, cây mật nhân có nhiều tác dụng:
- Vỏ được dùng trong trường hợp đau mỏi lưng, ăn không tiêu.
- Lá được phơi khô dùm chữa lở ngứa, chàm ở trẻ nhỏ.
- Quả mật nhân dùng trong chữa lỵ...
Dưới đây là những tác dụng cụ thể:
2.1 Mật nhân giúp tăng cường sinh lý nam
Vô sinh ở nam giới là một bệnh dựa trên nhiều yếu tố bao gồm giảm khả năng sinh tinh và rối loạn chức năng sản xuất tinh trùng. Đây là những đặc điểm cơ bản, phổ biến trong các trường hợp vô sinh nam vô căn.
Mật nhân chứa các thành phần có tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rễ và vỏ cây mật nhân có tác dụng kích thích sinh dục nam được ví như ‘viagra’, được dùng trong điều trị rối loạn cương dương, tăng cường hoạt động thể thao.
Cũng theo BSCKII Trần Ngọc Quế, các thành phần trong cây mật nhân khi uống vào có thể làm tăng nồng độ hormone testosterone trong cơ thể, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới bị vô sinh.
Sử dụng cây mật nhân giúp cơ thể nam giới tăng tiết hormon một cách tự nhiên, kích thích sự hưng phấn, tăng khả năng sinh lý và duy trì trạng thái cương dương rõ rệt.
2.2 Mật nhân giúp giảm stress
Theo Y học cổ truyền, cây mật nhân có tính mát, vị ấm, quy kinh thận và can. Cây có chứa hàm lượng dược chất anxiolytic giúp tăng cường hoạt động trí óc và giảm lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, stress và bồi bổ khí huyết cho cơ thể.
Các nghiên cứu cho thấy sau khi dùng mật nhân thì lượng hormon testosterone tăng lên và mức độ hormone stress (cortisol) giảm xuống. Đồng thời nồng độ glucose trong cơ thể cũng giảm. Một thử nghiệm được thực hiện trên chuột về khả năng giải lo âu, kết quả cho thấy tác dụng của cây mật nhân tương tự như thuốc ‘diazepam’.
Ở người, tác dụng chiết xuất nóng của cây mật nhân đã được sàng lọc đối với hormone stress, kết quả cho thấy sự cải thiện hormone stress và các thông số trạng thái tâm trạng nhất định.
2.3. Mật nhân hỗ trợ trong phòng chống ung thư
Ung thư, về mặt y học được gọi là khối u ác tính, là một nhóm bệnh liên quan đến các tế bào không được kiểm soát. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cây mật nhân có thể chống lại các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và ung thư phổi.
Các chuyên gia đã phân lập, xác định gần 65 hợp chất từ rễ của cây mật nhân và sàng lọc chúng về khả năng gây độc tế bào và các hoạt động chống HIV bằng các thử nghiệm in vitro.
2.4. Mật nhân chống viêm
Hoạt chất được phân lập từ dịch nuôi cấy rễ của cây mật nhân có thể hữu ích trong ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh viêm. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất cồn thủy phân của mật nhân có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm trong ống nghiệm.
2.5. Kháng khuẩn
Chiết xuất lá và thân cây mật nhân bằng cồn và acetone được phát hiện có hoạt tính trên vi khuẩn. Nước chiết xuất từ lá cho thấy khả năng kháng khuẩn, điển hình là Staphylococcus aureus và Serratia marscesens.
Với các tác dụng kháng khuẩn và chống viêm của mật nhân sẽ rất tốt cho việc chữa lành mô xơ gan hay các tổn thương, vết loét trong dạ dày.
2.6. Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Một nghiên cứu về sức mạnh của cơ với sự tham gia của những người đàn ông khỏe mạnh. Khi họ sử dụng chiết xuất trong cây mật nhân bằng đường uống trong vòng 5 tuần, kết quả cho thấy sự tăng khối lượng cơ bắp và sức mạnh của họ đồng thời giảm được mỡ đùi trong cơ thể.
2.7. Chữa đau xương khớp, đau lưng
BSCKII Trần Ngọc Quế cho biết, trong cây mật nhân có những thành phần hóa học giúp giảm đau do những nguyên nhân viêm khớp, sưng khớp, tê nhức các khớp gây ra. Ngoài ra, các thành phần này còn giúp điều trị, củng cố các chức năng khớp.
Mời độc giả xem thêm video:
Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?