Mất ngủ, khó ngủ - Bệnh của thời đại 4.0

28-12-2022 16:05 | Y học 360
google news

Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người, thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khó ngủ có nhiều dạng, như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ.

Những đối tượng dễ bị mất ngủ

Tại các bệnh viện, lượng bệnh nhân đến khám bệnh mất ngủ tăng đáng kể do bị căng thẳng trong bệnh tật, công việc hay bị stress trong cuộc sống ngày càng nhiều. Áp lực lớn của xã hội công nghiệp, môi trường sống thay đổi, do kinh tế khó khăn khiến con người căng thẳng quá mức, khủng hoảng tâm lý, tình cảm, stress mạnh, thay đổi múi giờ,… làm cho chứng mất ngủ hay khó ngủ gia tăng, trong đó nhiều người đã ở vào thời kỳ bệnh quá nặng và phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc.

Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, căng thẳng rất dễ bị mắc bệnh này. Nhiều nhất là các nhà quản lý, kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục với máy tính, tài xế lái xe…

Nguy cơ từ chứng mất ngủ  

Mất ngủ kéo dài làm giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động, gia tăng tai nạn giao thông, nghề nghiệp và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống. Mất ngủ còn có nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, mất ngủ sẽ góp phần làm ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não…

Điều trị mất ngủ

Hiện nay, để chẩn đoán tình trạng mất ngủ, các bệnh viện sử dụng máy đa kí giấc ngủ có chức năng ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của bệnh nhân qua các kênh điện não, điện tim, điện cơ, thông khí hô hấp, chỉ số ôxy… giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ để điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần áp dụng phương pháp "vệ sinh giấc ngủ" như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh dùng thuốc và các chất kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, trước khi đi ngủ dùng các liệu pháp như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm…

Việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc thuốc (nghiện), đặc biệt là các thuốc hướng thần.

Ngoài ra có thể dùng các loại thảo dược như tâm sen, nhị sen, lá vông, hoa thiên lý, lạc tiên, tang bạch bì, long nhãn, đan sâm... có tác dụng an thần. Tuy nhiên để có hiệu lực và công dụng, những dược liệu này cần được tiêu chuẩn hóa về các mặt, từ nguồn gốc dược liệu, đến phương pháp chiết xuất, sao tẩm, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo giữ lại đầy đủ tính chất dược lý của dược liệu và nhất là có dạng bào chế thích hợp, tiện dụng cho người bệnh.

Mất ngủ là một điều tồi tệ trong đời sống. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động, học tập và tâm sinh lý của mọi người.

Mất ngủ, khó ngủ - Bệnh của thời đại 4.0 - Ảnh 1.

Viên an thần Mimosa – sản phẩm Thương hiệu Quốc gia 2022

Viêm an thần Mimosa của Dược OPC là sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia được người tiêu dùng tín nhiệm trong nhiều năm qua bởi tính tiện dụng và hiệu quả cao với thành phần được chiết xuất từ Bình vôi, Lá Sen, Trinh nữ, Lạc tiên, Vông nem.

Viên an thần Mimosa có độ dung nạp cao, dùng được cho bệnh nhân ở nhiều lưá tuổi. Ưu điểm của sản phẩm là đem lại cho người bệnh cảm giác dễ chịu, khoẻ khoắn, không lừ đừ sau khi thức giấc và đặc biệt là không quen thuốc. Dược liệu trong thành phần của Viên an thần Mimosa được chuẩn hóa và nuôi trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO, công nghệ chiết xuất tiên tiến tại nhà máy Dược phẩm GMP – WHO sẽ bảo toàn các hoạt chất trong dược liệu của Mimosa giúp chất lượng sản phẩm được tối ưu.

Mất ngủ, khó ngủ - Bệnh của thời đại 4.0 - Ảnh 2.

Fanpage: https://www.facebook.com/CongtyduocphamOPC

*Đọc kỹ hướng dẫn sản phẩm trước khi dùng.


PV
Ý kiến của bạn