Hà Nội

Mất ngủ - Dùng thuốc điều trị sao cho an toàn?

14-10-2021 13:44 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nếu mất ngủ kéo dài có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy dùng thuốc trị mất ngủ thế nào?

Mất ngủ và cách để có giấc ngủ ngon trong đại dịchMất ngủ và cách để có giấc ngủ ngon trong đại dịch

SKĐS- Theo kết quả một nghiên cứu mới đây, nếu bạn làm việc online ở nhà và gặp phải tình trạng mất ngủ, điều này có thể là do nhịp sinh học của bạn bị rối loạn.

1. Cách nhận biết khi bị mất ngủ?

Mất ngủ được định nghĩa là một rối loạn giấc ngủ liên quan đến các yếu tố tâm sinh lý. Trong đó, bệnh nhân phàn nàn là không đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ cho một giấc ngủ bình thường. Cụ thể hơn, bệnh nhân thường mô tả là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ ban đêm, thức giấc sớm cũng như không ngủ lại được. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ.

Mất ngủ dưới 1 tháng được gọi là mất ngủ cấp tính và trên 1 tháng là mất ngủ mạn tính. 

Nguyên nhân gây mất ngủ có liên quan chủ yếu đến các nhân tố tâm lý - xã hội (yếu tố cảm xúc đóng vai trò chủ đạo) như stress, chất lượng cuộc sống thấp, quan hệ gia đình, công việc, thăng trầm cuộc sống… 

Ngoài ra, bệnh thể chất, bệnh tâm thần hoặc sử dụng thuốc không hợp lý cũng có thể gây ra mất ngủ.

photo-1633879011356

Mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Hậu quả của mất ngủ

Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kì một ngày đêm, trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Mất tập trung, chậm chạp, gặp khó khăn khi làm việc, giảm hiệu suất công việc.
  • Rối loạn tâm lý, khi thiếu ngủ bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực và dẫn đến tình trạng lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi, trầm cảm, suy giảm trí nhớ,…
  • Gây bệnh tim mạch, tăng huyết áp; tăng cân.
  • Ngoài ra, còn các tác hại khác như rối loạn nội tiết, mụn, da nhăn sớm…

3. Các phương pháp điều trị mất ngủ

Mất ngủ liên quan chủ yếu đến các nhân tố tâm lý (đặc biệt rối loạn cảm xúc). Do đó, nguyên tắc điều trị cần kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc.

Liệu pháp không dùng thuốc

Đây là hình thức điều trị ưu tiên cho tình trạng mất ngủ mãn tính ở người lớn và đã được các nước phát triển công nhận là chỉ định đầu tay. Điểm chính của liệu pháp này là bệnh nhân cần được hướng dẫn và thực hiện vệ sinh giấc ngủ tốt. Nếu không hiểu và không làm đầy đủ vệ sinh giấc ngủ, mất ngủ sẽ không được giải quyết, thậm chí còn tiến triển nặng hơn.

- Nếu đang ở trên giường và không thể ngủ được, hãy ra khỏi giường và chỉ trở lại khi đã buồn ngủ (thông thường khoảng 20 phút). Chỉ sử dụng giường và phòng ngủ để ngủ, hạn chế các hoạt động khác.

- Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định. Tránh ngủ trưa, đặc biệt là những giấc ngủ kéo dài hơn 1 giờ trong ngày để tối ưu hóa giấc ngủ vào buổi tối.

- Tránh dùng cà phê sau bữa trưa. Không uống rượu vì rượu phá vỡ nhịp thức ngủ. Không hút thuốc lá, đặc biệt là vào buổi tối.

- Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày (đặc biệt từ 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ). Nhưng cũng không nên tập luyện nặng trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Giữ môi trường ngủ yên tĩnh và tối, tránh tiếp xúc với tiếng ồn và ánh sáng vào ban đêm. Hạn chế xem TV và thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ. Để xa điện thoại hoặc đồng hồ khỏi giường vì thói xem hay xem giờ có thể làm tăng kích thích nhận thức và kéo dài thời gian tỉnh táo.

- Tránh ăn tối quá nhiều trước khi đi ngủ, nhưng cũng không để bụng đói. Ăn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu và không ăn vặt vào đêm muộn.

photo-1633879013164

Bổ sung dinh dưỡng, vitamin nhóm B giúp hỗ trợ giấc ngủ.

Liệu pháp dùng thuốc

  • Nhóm thuốc an thần benzodiazepine

Đây là nhóm lâu đời nhất, giúp an thần, giải lo âu như diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam…

Các tác dụng phụ thường gặp nhất là chóng mặt và nhức đầu. Nên thận trọng với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh glaucom góc đóng. Nên dùng thuốc trong thời gian ngắn vì nguy cơ nghiện thuốc.

  • Nhóm thuốc an thần non-benzodiazepins

Bao gồm: Etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon… Loại này có thời gian bán hủy ngắn hơn đáng kể so với nhóm benzodiazepine nên tránh được tác dụng phụ không có lợi (buồn ngủ, chóng mặt) vào ban ngày như benzodiazepine, cũng như duy trì giấc ngủ tốt hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc dạng này cần tránh lạm dụng, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, tuân thủ chỉ định dùng thuốc của thầy thuốc.

Các thuốc trong nhóm này như: Amitriptyline, mirtazapine, trazodone, doxepin... Các loại thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị trầm cảm nhưng cũng có thể cải thiện triệu chứng mất ngủ khi được dùng với liều lượng thấp hơn.

Khi mất ngủ là thứ phát sau trầm cảm hoặc lo lắng, các thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện cả hai tình trạng cùng một lúc. Tuy nhóm này thuốc ít nguy cơ gây nghiện nhưng lại có nhiều tác dụng phụ: Khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu ở bệnh nhân có u xơ tiền liệt tuyến... cũng như có thể tương tác với các loại thuốc khác. Do vậy, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của thầy thuốc. Lưu ý, phải sau khi sử dụng thuốc 3-4 tuần mới thấy giấc ngủ được cải thiện rõ.

Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ người bị rối loạn giấc ngủ chiếm khoảng 23% dân số, trong đó 50% người bị mất ngủ suốt hơn 1 tháng. Ở Việt Nam, thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20% và có thể sẽ còn gia tăng trong tương lai gần.

Tiêu biểu như diphenhydramine và doxylamine, hai thuốc này cũng được coi là an toàn trong thai kỳ và được khuyến cáo để điều trị đầu tiên cho chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai vì có thể chúng có hiệu quả với chứng nôn nghén. Ngoài ra, còn có hydroxyzine là một loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng an thần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ ban ngày, khô miệng, mờ mắt, táo bón và bí tiểu. Do đó nên tránh dùng ở bệnh nhân tăng nhãn áp hoặc khó tiểu.

Cần lưu ý, một số loại thuốc an thần, chống trầm cảm có thể không an toàn cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc người già nên cần tuyệt đối tham vấn ý kiến của bác sĩ.

  • Nhóm đồng vận thụ thể melatonin

Đây là hormone giúp kiểm soát chu kỳ thức - ngủ tự nhiên. Mức melatonin tự nhiên trong cơ thể cao nhất vào ban đêm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ xung melatonin có thể hữu ích với một số rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là nhóm "cú đêm" và những người khó đi vào giấc ngủ. Tuy vậy, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc liệu nó có giúp điều trị chứng mất ngủ nói chung hay không. Các tác dụng phụ có thể gặp như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và buồn ngủ ban ngày.

Thuốc cải thiện triệu chứng khó ngủ nhưng không hỗ trợ duy trì giấc ngủ. Tránh dùng cùng hoặc ngay sau bữa ăn giàu chất béo.

Ngoài ra, cón một số nhóm thuốc hỗ trợ khác như nhóm nuôi dưỡng tế bào thần kinh như: Piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline…; thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức...Lưu ý khi sử dụng thuốc

4. Lưu ý khi dùng thuốc

Để sử dụng thuốc ngủ hiệu quả, cần thực hiện:

  • Chỉ uống thuốc khi được kê đơn từ bác sĩ.
  • Bệnh nhân cần được tư vấn kỹ lưỡng về lợi ích và nguy cơ của các liệu pháp điều trị với thuốc của chứng mất ngủ.
  • Nên dùng thuốc với liều lượng thấp nhất mà có thể đạt hiệu quả tối đa.
  • Thận trọng khi sử dụng ở người lớn tuổi và bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, thận.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần có dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung dinh dưỡng, vitamin nhóm B và khoáng chất, chế độ ăn dễ tiêu hóa (mềm, nhiều xơ), đủ vitamin và khoáng chất (hoa quả, rau, củ….), tránh chất kích thích, uống đủ nước...
  • Sử dụng bài tập thở bằng cơ hoành. Phương pháp này giúp cơ hoành hoạt động một cách đầy đủ trong quá trình thở. Điều này có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe như tăng cường thư giãn, giảm căng thẳng và lo lắng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chính phủ ban hành bốn cấp độ thích ứng an toàn với COVID-19

BS. Đặng Xuân Thắng
Ý kiến của bạn