Nghiên cứu mới tại Mỹ đăng tải trên Tạp chí Thần Kinh học cho thấy mất ngủ liên tục, dai dẳng dẫn đến tăng 58% nguy cơ tử vong sớm.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona, Tucson, Mỹ tìm cách làm rõ mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và nguy cơ tử vong sớm bằng việc kiểm tra dữ liệu từ 1.409 người trưởng thành tham gia vào dự án về dịch tễ học của Tucson Airway trong thời gian từ 1972 - 1996. Sau đó, tiếp tục được theo dõi đến năm 2011, nâng thời gian của nghiên cứu lên 38 năm. TS. Saira Parthasarathy, trưởng nhóm nghiên cứu cùng các cộng sự tiến hành thử nghiệm mẫu máu được bảo quản lạnh thu thập thời gian đầu và cuối nghiên cứu, đồng thời phân tích dữ liệu bảng hỏi trong hai giai đoạn 1984-1985 và 1990-1992 của người tham gia về thói quen ngủ của họ. Nhóm nghiên cứu chia thành ba nhóm: nhóm 1: những người mất ngủ trong cả hai giai đoạn; nhóm 2: mất ngủ liên tục trong khoảng thời gian dài không trong hai giai đoạn thực hiện bảng hỏi và nhóm 3: không bao giờ mất ngủ. Phân tích kết quả, loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng như tuổi tác, giới tính, cân nặng, tình trạng hút thuốc, tập thể dục, các nhà khoa học phát hiện rằng những người mất ngủ dai dẳng tăng 58% nguy cơ tử vong so với những người không mất ngủ bao giờ. Mức độ viêm nhiễm cũng cao hơn ở nhóm mất ngủ dai dẳng: nồng độ C-reactive protein (CRP) - thước đo của tình trạng viêm. Ngoài ra, việc mất ngủ kéo dài còn tăng 46% nguy cơ đột quỵ.
M.Huệ (Theo MNT, 3/2015)