Mong được bác sĩ tư vấn!
Ngọc Trinh (Hà Nội)
Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormon (hormon của các tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên: estrogen và progesteron của buồng trứng) và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh.
Phụ nữ có thể mất kinh do: có thai; dùng thuốc tránh thai; cho con bú; stress; dùng một số thuốc: tránh thai, corticoid, chống trầm cảm...; mắc một số bệnh mạn tính; mất cân bằng về hormon: hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài; vận động quá nhiều; tuyến giáp hoạt động kém; u tuyến yên...
Chị không nên quá lo lắng khi bị mất kinh. Sau khi loại trừ mất kinh do có thai, nếu có một trong những dấu hiệu và triệu chứng sau như: mất kinh từ 3-6 tháng hay lâu hơn; nhức đầu, rụng tóc hay thay đổi về thị lực; vú tiết ra sữa hay dịch; sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3-6 tháng mà kinh nguyệt không trở lại, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các bệnh khác.
Việc điều trị cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc đến tư vấn bác sĩ chuyên khoa sản, bạn cần thay đổi lối sống nếu nghi ngờ bị stress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức. Thiếu estrogen trong mất kinh ở người chơi thể thao có thể được điều trị bằng liệu pháp estrogen thay thế dưới dạng thuốc tránh thai. Mất kinh do tuyến giáp trạng hay tuyến yên có thể điều trị bằng thuốc.
BS. Nguyễn Anh Vũ