Ở nước ta, từ sau những năm 2000, sự phát triểu của công nghệ hiện đại trong y học càng khiến cho việc xác định giới tính thai nhi thúc đẩy hành vi lựa chọn giới tính thai nam, loại bỏ thai giới tính nữ trở nên ngày càng dễ dàng, đơn giản hơn. Những công nghệ mới này là một nguyên nhân gián tiếp khiến cho sự chệnh lệch về giới tính gia tăng.
Các chuyên gia cho hay, tại Việt Nam, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh bắt đầu xuất hiện rõ rệt trong thập kỷ đầu tiên của thể kỷ 21, khi các công nghệ y học phát triển rộng rãi với giá cả phải chăng cho phép việc lựa chọn giới tính thai nhi trở nên khả thi.
Yếu tố động lực quan trọng nhất trong việc lựa chọn giới tính thai nhi chính là tâm lý ưa thích con trai hơn con gái đã ăn sâu vào tử tưởng đa số người dân.
Nhu cầu lựa chọn giới tính thai nhi xuất phát từ quy luật cung và cầu đặc thù của nền kinh tế. Do đó, hành vi lựa chọn giới tính phụ thuộc vào mức độ sẵn có và được chấp nhận của các công nghệ hiệu quả như chẩn đoán trước sinh và chấm dứt thai kỳ.
Ngoài ra, hiện tại, mô hình chuẩn gia đình chỉ có 1 đến 2 con được chấp nhận trong đại đa số các gia đình ở Việt Nam. Áp lực từ xu hướng giảm mức sinh này cũng ảnh hưởng tới hành vi sinh sản, buộc cha mẹ phải đưa ra lựa chọn khó khăn để đạt được thành phần giới mong muốn trong gia đình. Do đó, nhu cầu áp dụng những thành tựu của y học hiện đại trong lựa chọn giới tính thai nhi càng tăng.
Nhu cầu áp dụng những thành tựu của y hoc hiện đại trong lựa chọn giới tính thai nhi gia tăng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 111,5 trẻ em trai/100 trẻ em gái được sinh ra. Con số này cho thấy mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh rất cao. Lựa chọn giới tính khi sinh nhờ công nghệ y học là một nguyên nhân góp phần vào việc mất cân bằng giới tính khi sinh.
Theo các chuyên gia, nhờ công nghệ y học, việc lựa chọn giới tính thai nhi ngày càng dễ dàng hơn. Điều này khiến cho tỉ số giới tính khi sinh sẽ gia tăng và mất mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh khó kiểm soát hơn nữa. Việc mất cân bằng giới tính khi sinh hiện tại sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cơ cấu dân số tương lai, dẫn tới những hậu quả về xã hội và nhân khẩu học, đến hôn nhân và gia đình, đến trật tự trị an xã hội…
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật
Đến nay, chúng ta đã có nhiều văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Điều 7 Pháp lệnh Dân số 2003 quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; Điều 10 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi; Điều 9 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 quy định xử phạt hành chính hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về về bình đẳng giới lĩnh vực y tế, phạt tiền với các hành vi xúi giục người khác phá thai vì giới tính thai nhi… Văn bản số 3121/BYT-BMTE ngày 21/5/2009 của Bộ Y tế cũng nghiêm cấm lạm dụng kỹ thuật cao để lựa chọn giới tính khi sinh….
Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều văn bản, nghị định quy định cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng trên thực tế, ở nước ta, hiếm thấy có người phụ nữ mang thai nào không biết giới tính của con mình. Để giải quyết triệt để tình trạng này, cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, xử phạt mạnh các cơ sở vi phạm, yêu cầu các cơ sở y tế cam kết không tiếp tay cho việc lựa chọn giới tính thai nhi; Đồng thời tuyên truyền mạnh mẽ về bất bình đẳng giới đến mọi tầng lớp trong xã hội…
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tiêm vaccine phòng COVID-19: Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm?