Mất 10 tỷ vì tham gia CLB 'Mỹ nhân Love': Những dấu hiệu nhận biết một giao dịch lừa đảo

29-08-2023 14:47 | Xã hội
google news

SKĐS - Người dân cần luôn cảnh giác với các lời mời kết bạn làm quen, tán tỉnh qua mạng xã hội rồi giới thiệu, hướng dẫn tham gia đầu tư tài chính trên các sàn giao dịch tiền ảo.

App hẹn hò online - nguy cơ sập bẫy tình trên mạngApp hẹn hò online - nguy cơ sập bẫy tình trên mạng

SKĐS - Các ứng dụng hẹn hò online luôn mời chào người tham gia dịch vụ tình ái bằng hình ảnh những cô gái ăn mặc hở hang, sexy. Lợi dụng tâm lý tò mò nhiều kẻ lừa đảo đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản người tham gia qua hình thức hẹn hò online.

Ứng dụng hẹn hò là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến

Ngày 28/8, thông tin từ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội, một người đàn ông tham gia câu lạc bộ "Mỹ nhân Love" trên mạng xã hội Telegram đã bị lừa chuyển hơn 10 lần, tổng cộng gần 10 tỷ đồng. Kết quả xác minh ban đầu cho thấy người này khi tham gia nhóm hẹn hò có tên là Câu lạc bộ "Mỹ nhân Love" trên Telegram đã được hướng dẫn nạp tiền để kích hoạt thẻ thành viên, nhận "hoa hồng".

Những dấu hiệu không đáng tin cậy của một giao dịch online để phòng tránh - Ảnh 2.

Các hình thức lừa đảo trực tuyến đang ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi.

Phòng An ninh mạng khuyến cáo, hiện nay xuất hiện nhiều ứng dụng hẹn hò phục vụ nhu cầu cho người độc thân nhưng thực chất chỉ là lừa đảo. Nếu các ứng dụng có nội dung nộp tiền để tham gia hoặc "đặt lệnh" để có lợi nhuận cao thì cần cảnh giác. Người chơi chỉ nên chuyển tiền khi xác định chắc chắn định danh của người mình trao đổi và tuyệt đối không truy cập vào những đường link lạ.

KS Nguyễn Minh Đức, chuyên gia về an ninh mạng đánh giá, các ứng dụng hẹn hò là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến. Thủ đoạn này không mới, truyền thông đã cảnh báo nhiều nhưng với sự tinh vi ngày càng tăng của các đối tượng, nhiều người vẫn tiếp tục dính bẫy, trở thành nạn nhân của việc "lừa tình" rồi lừa tiền ở tầm cao mới. Đáng tiếc là vẫn còn nhiều nạn nhân chưa cảnh giác với các chiêu trò này.

KS Nguyễn Minh Đức cho biết, các đối tượng thường dùng chiến thuật thao túng tâm lý, khai thác trí tò mò, lòng tham của con người, hoặc dồn nạn nhân vào các tình huống khẩn cấp, không có thời gian suy nghĩ, cân nhắc. Vì thế, người dân cần luôn cảnh giác với các lời mời kết bạn làm quen, tán tỉnh qua mạng xã hội rồi giới thiệu, hướng dẫn tham gia đầu tư tài chính trên các sàn giao dịch tiền ảo.

Đối với tất cả các lời mời chào tự xưng là người của ngân hàng, của các công ty tài chính, các sàn thương mại điện tử, các công ty viễn thông..., cần xác minh lại bằng cách gọi điện đến số điện thoại tổng đài. Đồng thời, thường xuyên cảnh giác, khi thấy các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, hoặc xác thực bằng cách nhấp vào các đường link, cung cấp mã OTP, chuyển tiền đóng các loại phí..., tuyệt đối không làm theo bất kỳ thông tin nào của các cuộc gọi.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra cảnh báo về 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng gồm người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em với 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên với 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo…

KS Nguyễn Minh Đức khuyến cáo người dân tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link, trang web lạ khi chưa tìm hiểu kỹ để tránh bị đánh cắp tài khoản mạng xã hội; khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi video vay tiền từ người quen trên mạng xã hội, người được hỏi vay cần chủ động tạo ra các cuộc gọi video call lâu hơn để xác minh danh tính người gọi hoặc gọi điện trực tiếp qua số điện thoại quen thuộc của người đó để xác nhận.

Những dấu hiệu phát hiện giao dịch là lừa đảo

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đức, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân cần chú ý nâng cao tính bảo mật thông tin từ phía ngân hàng.

Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …), thông tin về điều kiện giao dịch chung, chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.

Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không nên mua ở những website hay trang ứng dụng không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

Tuyệt đối không tiết lộ tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập, mã PIN của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử, mã OTP, mã kích hoạt dịch vụ cho bất cứ ai qua bất kỳ kênh nào như điện thoại, email, mạng xã hội, ứng dụng, website, đường dẫn lạ… Không chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại do người khác chỉ định để làm thủ tục nhận thưởng/khuyến mại của ngân hàng.

Ngoài ra, trước khi tải xuống bất kỳ ứng dụng di động nào từ Google Play, Apple Store người dùng phải kiểm tra xem ai, tổ chức nào là người tạo ứng dụng. Một cách an toàn và dễ dàng khác để tải xuống ứng dụng ngân hàng gốc là truy cập website chính thức của ngân hàng và nhận liên kết tải xuống từ đó.

Luôn xác thực người đề nghị thực hiện giao dịch khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, nạp tiền (qua điện thoại hoặc trực tiếp); cảnh giác với những yêu cầu chuyển tiền trên mạng xã hội, dù người yêu cầu tự xưng là người thân, bạn bè. Thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking… và nên đặt mật khẩu các dịch vụ ngân hàng điện tử khó đoán, tính bảo mật cao (tránh đặt ngày sinh, tên người thân, số điện thoại…); không lưu tự động thông tin đăng nhập ngân hàng điện tử trên bất cứ máy tính và trình duyệt web nào; không đưa thông tin giao dịch lên mạng, đặc biệt là những giao dịch mua bán hàng trực tuyến.

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn), năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.
Nhân viên ngân hàng tự viết thông tin, giả chữ ký khách hàng để lừa đảoNhân viên ngân hàng tự viết thông tin, giả chữ ký khách hàng để lừa đảo

SKĐS - Lợi dụng chức vụ là chuyên viên thuộc ngân hàng, Phạm Thế Anh đã tự viết thông tin cá nhân khách hàng, giả chữ ký để mở thẻ tín dụng rồi chiếm đoạt 30 triệu đồng của ngân hàng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đề Xuất Bỏ Vân Tay Trên Thẻ Căn Cước Nhằm Tăng Tính Bảo Mật | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn