SKĐS - “Mỗi người góp một chút sức lực của mình, một manh áo bỏ đi, cuốn sách không dùng hay cân gạo, quả trứng…, đã làm ấm lòng phần nào những thân phận ở đây rồi”. Đó là chia sẻ của chị Lê Thị Hoài, thành viên tổ Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Từ gian hàng 0 đồng...
Chúng tôi tìm sảnh nhà C của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vào những ngày cuối hạ khi cái nắng oi ả đã dịu nhẹ, dành sự quyến rũ cho một mùa thu lãng đãng. Trước không gian thoáng đãng và sạch sẽ, hiển hiện trước mắt chúng tôi là "Cửa hàng 0 đồng" mà các bệnh nhân chữa bệnh tại đây hay rỉ tai nhau.
... và ngôi nhà thắp sáng ước mơ
Chị Lê Thị Hoài (Tổ công tác xã hội bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu) chia sẻ về các chương trình từ thiện.
Đến xóm chạy thận
Theo hướng dẫn của chị Hoài, chúng tôi tìm đến xóm chạy thận cách đó không xa là những căn phòng trọ cấp bốn được vợ chồng anh Tô Mạnh Cường (tổ 22, phường Đông Phong, Tp. Lai Châu) xây lên cho các bệnh nhân chạy thận ở miễn phí.
Xóm chạy thận của vợ chồng anh Tô Mạnh Cường (tổ 22, phường Đông Phong, Tp. Lai Châu) xây lên cho các bệnh nhân chạy thận ở miễn phí. VIdeo: Lê Hoài - Tuấn Anh
Cùng cảnh khốn khó lại mắc căn bệnh thận quái ác như chị Mặc, chị Tẩn Thị Nhính (bản Nà Phát, xã Nậm Sò, huyện Tân Uyên) lại cay đắng và tủi cực biết bao. Vừa gạt nước mắt, chị Nhính vừa tâm sự "Vợ chồng chị lấy nhau và sinh được 3 người con. Hai cháu đầu đang tuổi ăn, tuổi lớn và đang đi học ở trường huyện. Cháu thứ 3 năm nay 15 tuổi bị mắc bện máu trắng nên phải nghỉ học để đi chữa bệnh. Còn em thì bị bệnh thận, phải chạy thận 8 năm nay rồi" – chị Nhính cho biết.
Hai vợ chồng làm đủ mọi việc miễn sao có tiền chữa bệnh cho con. Được bạn bè giới thiệu, chồng Nhính xuống Hà Nội làm để cho cấp tiền cho hai mẹ con chữa bệnh và nuôi con ăn học ở nhà. Mấy tháng đầu thì anh ấy gửi tiền về và liên lạc đều đặn. Nhưng những tháng sau đó các cuộc gọi cứ thưa dần và đến bây giờ thì không thể nào liên lạc được nữa.
Mỗi cuộc đời, mỗi thân phận ở xóm trọ đều gieo vào lòng chúng tôi những day dứt, xót xa. Nhưng đắng cay và tủi cực nhất là số phận chưa biết đi về đâu của mẹ con chị Tẩn Thị Nhính (bản Nà Phát, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên). Có lẽ ông trời thương chị và những đứa con bơ vơ không có bàn tay cha chăm sóc nên dù chị có phải vừa chữa bệnh vừa kiếm tiền nuôi con thì sức khỏe của chị vẫn khả quan hơn những bệnh nhân khác. Xoa lên những chỗ gồ ghề nơi cánh tay đang phải gắn cầu thận, ánh mắt chị Nhính buồn da diết, dấu đi những giọt nước mắt khi nói về cuộc đời mình: "Vợ chồng em lấy nhau sinh được 3 cháu. Hai cháu đầu đang tuổi ăn, tuổi lớn và đang đi học trường dân tộc nội trú ở trường huyện được nhà nước nuôi ăn học. Cháu thứ 3 năm nay được 12 tuổi nhưng bị bệnh máu trắng phải nghỉ học. Có lần cơ thể cháu thiếu chất sắt nên chảy máu cam. Đầu năm ngoái, chồng em nói để anh về Hà Nội kiếm việc làm thêm thu nhập mới đủ chu cấp cho 3 mẹ con. 3 tháng đầu anh đi thì liên lạc về đều đặn nhưng những cuộc gọi cứ thưa dần. Bây giờ liên lạc với anh qua điện thoại, zalo, face book đều bị chặn, không biết anh đang ở đâu. Vậy là giờ đây vừa bệnh tật, 1 tay em nuôi 3 đứa con, ông bà nội ngoại 2 bên đều không còn.
Em dù phải chạy thận nhưng vẫn phải tranh thủ từng ngày từng giờ đi rửa bát thuê, nhặt rau, dọn nhà nghỉ, nhặt ve chai hoặc ai thuê làm gì mà phù hợp với thời gian và gắng gượng được thì em cứ cố. Nhiều đêm nằm nghĩ về các con, không khóc mà nước mắt cứ tuôn ra".
Được biết, vợ chồng anh Tô Mạnh Cường đang có kế hoạch xin các cơ quan đơn vị miễn, giảm tiền điện, nước sinh hoạt cho những bệnh nhân đang ở trọ tại đây.
Và vui hơn nữa là ngày càng nhiều có các tổ chức, cá nhân hảo tâm quyên góp hỗ trợ để trao tặng họ những món quà ý nghĩa, thiết thực cho cuộc sống. Sự quan tâm, yêu thương, san sẻ của cộng đồng giống như những ngọn nến lung linh nhen lên tia sáng của tình đời, tình người để không còn ai phải ở lại phía sau.