Mang thai đi bộ nhiều có tốt không?

13-10-2021 13:33 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Nếu bạn có sức khoẻ tốt và thai nhi phát triển bình thường thì việc đi bộ là an toàn, thậm chí còn mang lại nhiểu lợi ích. Tuy nhiên, để an toàn cho từng giai đoạn mang thai, bạn nên tham khảo các lời khuyên của bác sĩ sản khoa mỗi khi đi thăm khám định kỳ.

Tập luyện khi mang thai cần lưu ý những gì?Tập luyện khi mang thai cần lưu ý những gì?

Cho dù bạn đã có thói quen tập luyện đều đặn từ lúc trước khi mang thai thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem bài tập nào là phù hợp, bài tập nào gây nguy hiểm. Nếu chưa luyện tập trước đó, cũng nên trao đổi với bác sĩ để chọn những bài tập dành cho người mới bắt đầu.

Những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ thấp được khuyến khích hoạt động thể chất 150 phút mỗi tuần. Nên tập những bài thể dục nhịp điệu vừa phải như đi bộ. Đi bộ vừa phải không gây ra đẻ non, đẻ con nhẹ cân hoặc sẩy thai.

Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên đi bộ mỗi ngày 30 phút hoặc 15 phút hai lần/ngày với năm ngày mỗi tuần.

Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên đi bộ mỗi ngày 30 phút hoặc 15 phút hai lần/ngày với 5 ngày mỗi tuần.

Lợi ích của việc đi bộ khi mang thai

Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên đi bộ mỗi ngày 30 phút hoặc 15 phút 2 lần/ngày với năm ngày mỗi tuần. Việc mang thai đi bộ sẽ giúp bà bầu rất nhiều, đó là: Giảm nguy cơ tiền sản giật, giảm đau lưng, giảm táo bón, giúp kiểm soát được cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Mặc dù tập thể dục vừa phải là an toàn và có lợi trong thai kỳ. Tuy vậy bạn chớ nên tham lam, nên điều chỉnh bài tập, thời gian, hình thức đi bộ sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Việc đi bộ trong 12 tuần đầu thai kỳ phụ thuộc vào thói quen tập luyện của bạn trước khi mang thai. Sau đó, bạn có thể tăng dần thời gian và tốc độ. Đi bộ trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Việc đi bộ quá nhiều lúc mang thai là không cần thiết.

Để đi bộ hiệu quả hơn khi mang thai

Để đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khỏe, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Chọn lựa giầy, dép phù hợp: Hãy chọn một đôi giày thoải mái, có kích thước vừa chân, có độ bám tốt . Bạn cũng có thể dán thêm miếng dán gót giày để chống sốc tốt hơn.
  • Sử dụng kem chống nắng: Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tăng tình trạng nám da nên hãy sử dụng kem chống nắng SPF 30 trở lên khi đi bộ ngoài trời.
  • Bù nước cho cơ thể: Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể mang theo một chai nước. Uống nước mát có thể giúp bạn sảng khoái hơn trong quá trình tập luyện và phòng ngừa tình trạng mất nước.
  • Ăn nhẹ trước khi đi bộ: Một bữa ăn nhẹ trước khi đi bộ 30 phút giúp bạn đủ năng lượng để tập luyện. Bạn có thể ăn chuối, táo, bơ đậu phộng, bánh gạo hoặc sinh tố, nhưng đừng ăn quá nhiều.
  • Chọn địa điểm phù hợp: Tùy vào điều kiện thời tiế, hoàn cảnh sống mà bạn chọn đi bộ trong nhà hoặc ngoài trời. Khi đi bộ vào mùa đông, bạn cần chú ý mặc áo ấm. Trong quá trình đi bộ có thể gây nên cảm giác nóng và đổ mồ hôi, nhưng bạn không nên cởi áo ra ngay vì nó có thể khiến bạn bị cảm lạnh. Bạn nên cởi bớt áo sau khi về nhà hoặc nơi kín gió. 
Đi bộ đem lại một số lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Hoạt động này có thể giúp thai phụ ngăn ngừa tăng cân quá mức, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.

Đi bộ đem lại một số lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Hoạt động này có thể giúp thai phụ ngăn ngừa tăng cân quá mức, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.

Những lưu ý về đi bộ khi mang thai

Nếu thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên hạn chế thậm chí dừng hẳn việc đi bộ.

  • Kiệt sức; khó thở; đau mỏi người, chân tay, các khớp.
  • Đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu
  • Cơn co tử cung

Xem video được quan tâm:

Hướng dẫn cách ly tại nhà cho F0, F1 người cao tuổi, người khuyết tật



BS Thục Quyên
Ý kiến của bạn