Hà Nội

Màng gạo lứt góp phần giải quyết thách thức về sức khoẻ (Phần 2)

04-10-2020 08:30 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Trong lớp màng gạo lứt chứa 20% là dầu béo và có enzym Lipase và lipoxysenase. Khi còn nguyên vỏ trấu chất lượng của gạo lứt giữ được vài năm, nhưng khi xay bỏ vỏ trấu các enzyme tiếp xúc với không khí chỉ sau 5-15 ngày làm cho lớp màng bị ôi khét có độc tố gây ung thư.

Cách đây hơn 100 năm con người xay xát ngũ cốc nhờ cối xay xát thủ công, bóc vỏ trấu và xát bỏ rất ít lớp màng, mỗi cối xay chỉ 5 - 10kg ăn trong 10 ngày rồi xay cối khác. Con người khi đó sống khỏe mạnh, ít bệnh tật, khi công nghiệp hóa cả tỉ người ra thành phố nên không thể phân phối gạo lứt cho cả tỉ người trong 5-15 ngày trước khi nó bị ôi khét. Muốn phân phối được nó đòi hỏi ít nhất là 6 tháng, chính vì thế các nhà máy xay đã xát bỏ lớp cám và phôi sau đó đánh bóng và chỉ giữ lại phần nội nhũ là gạo đã được xát trắng. Lớp màng và phôi khi tách khỏi hạt gạo lứt đã bắt đầu bị ôi khét sau 6 giờ, sau 24h nó bị phân hủy 2% dầu gạo dưới tác động xúc tác của enzyme lipase và lipoxysenase làm cho nó bị ôi khét và không được phép làm thực phẩm cho người, nó trở thành thức ăn chăn nuôi giá trị thấp.

Ngày nay nhân loại đã loại bỏ và lãng phí 2/3 giá trị quý nhất của hạt gạo lứt với sức khỏe con người. Đó là một nguyên nhân quan trọng gây nên 3 thách thức đối với sức khỏe con người trong thiên niên kỉ mới.

Hơn 60 năm nay các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu tìm các giải pháp công nghệ lấy lại nguyên vẹn 65% giá trị quý báu nhất nhưng đều không thể áp dụng trong thực tế

Cách đây 15 năm các nhà khoa học Mỹ và sau đó là các nhà khoa học ở công ty cổ phần nghiên cứu đầu tư phát triển công nghệ mới Extra Fo của Việt nam đã tìm ra công nghệ giữ lại nguyên vẹn 65% giá trị của gạo lứt trong lớp màng và phôi khi bị xát bỏ. Nó đã biến cám gạo là phế liệu ít giá trị thành thực phẩm đặc biệt mà các nhà khoa học Mỹ gọi là “siêu thực phẩm” số một trên trái đất của thiên niên kỷ góp phần quan trọng giải quyết những thách thức về chế độ dinh dưỡng sức khỏe công cộng toàn cầu của thiên niên kỷ.

Lượng cám gạo bị lãng phí trên thế giới là 66 - 74 triệu tấn mỗi năm nếu chống phân hủy biến nó thành “siêu thực phẩm” và mỗi người dân trên hành tinh sẽ được sử dụng 10kg/năm thực phẩm đặc biệt đủ để góp phần vào chế độ dinh dưỡng sức khỏe công cộng toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng béo phì phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lây nhiễm mạn tính trên toàn cầu.

Tiến sĩ Alijabeth.P.Ryan và các nhà khoa học Mỹ đã cho rằng: nhờ những tiến bộ về công nghệ đã tạo cho cám gạo đã bị lãng phí bỏ quên cả trăm năm nay có cơ hội thành thực phẩm đặc biệt góp phần giải quyết ba thách thức về dinh dưỡng sức khỏe công cộng toàn cầu trong thiên niên kỷ mới.

Tiến sĩ Ryan đã đưa ra minh họa bằng khung khái niệm của cơ hội cho cám gạo đóng góp trong chế độ dinh dưỡng sức khỏe công cộng toàn cầu

Trong đó: vòng tròn bên trong là chu trình thách thức về dinh dưỡng và sức khỏe bệnh tật, trong đó 4 hình chữ nhật là các thách thức như hư hại viêm đường tiêu hóa, suy giảm miễn dịch phòng bệnh, thiếu hụt thực phẩm lành mạnh, suy giảm hấp thụ dinh dưỡng.

Các thách thức này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng rồi đến bệnh lây nhiễm và các bệnh mãn tính trong chu trình khép kín, ngoài ra chu trình còn chịu 2 tác động của yếu tố bên ngoài là phơi nhiễm bên ngoài và hệ tiêu hóa suy giảm.

Cám gạo có cơ hội tác động vào chu trình khép kín từ bệnh suy dinh dưỡng đến các bệnh tật lây nhiễm và các bệnh mãn tính bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu của cám gạo để cải thiện sức khỏe dinh dưỡng lành mạnh và cung cấp các thành phần hoạt động sinh học từ cám gạo cải thiện khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch và cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng, từ đó làm gián đoạn chu trình tiêu cực từ suy dinh dưỡng đến các bệnh tật lây nhiễm và các bệnh mạn tính.

Nếu không có những tác động tích cực, nó sẽ xảy ra chu trình tiêu cực từ suy dinh dưỡng đến các bệnh tật với các hậu quả khôn lường cho sức khỏe công cộng toàn cầu như: còi cọc kém phát triển, suy giảm nhận thức, thừa cân béo phì, thay đổi làm suy giảm hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, các bệnh lây nhiễm như tiêu chảy, HIV, các bệnh mạn tính như tiểu đường tuyp II, tim mạch, ung thư…..

Đại dịch COVID-19 đang tàn phá trên toàn thế giới, các quốc gia giàu có nhất, khoa học nhất cũng vỡ trận trước sức công phá của đại dịch này. Nó đã làm cho từng con người, từng gia đình, từng tổ chức, từng quốc gia phải suy nghĩ một cách nghiêm túc để điều chỉnh lại chính mình.

Mỗi người cần phải quan tâm đến bản thân, đến gia đình nhiều hơn. Vấn đề sức khỏe phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu, đừng trông chờ vào hệ thống y tế và nguồn lực xã hội vì họ cũng bất lực.

Mọi người cần chủ động bảo vệ mình, tự tăng cường sức khỏe bằng những biện pháp gần với tự nhiên đơn giản và khoa học vẫn có thể phòng ngừa và kiểm soát được tới 80% các bệnh tật cả lây nhiễm và các bệnh mạn tính.

Các nhà khoa học Mỹ cứ 5 năm một lần dựa trên các thành tựu và bằng chứng  khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng học, bệnh học và tiến bộ công nghệ đưa ra cá chỉ dẫn ăn uống dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho sức khỏe cho người Mỹ.

Trong chỉ dẫn lần thứ 6 có 6 điều đó là: Ăn nhạt dưới 1,5gam muối/ ngày/ người; không qua 10% năng lượng hàng ngày từ chất béo bão hòa; thay thế ít nhất 50% ngũ cốc xát trắng bằng ngũ cốc toàn phần ( còn đầy đủ lớp màng bảo vệ và phôi); tăng cường chất xơ có lợi cho sức khỏe, tăng cường Kali; Giảm ăn thịt nhất là thịt đỏ, tăng cường protein từ đậu đỗ, trứng, cá; tiến tới thay thế 100% ngũ cốc xát trắng bằng ngũ cốc toàn phần. Hầu hết các bệnh tật đều vào cơ thể qua con đường ăn uống.

Cùng với ăn uống thực hiện nếp sống lành mạnh gồm: không hút thuốc;không lạm dụng rượu bia; không ăn thực phẩm có độc tố; hạn chế ăn đường và uống nước có ga; vận động đều đặn 30 phút/ngày; định kỳ kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm bệnh thì các bệnh vẫn có thể đẩy lùi.

Nếu thực hiện đúng chỉ dẫn này sẽ phòng ngừa và kiểm soát được 80% các bệnh tật và giữ được cơ thể khỏe mạnh. Nhưng có 3 yếu tố liên quan đến hạt ngũ cốc toàn phần vì nó rất khó ăn và riêng hạt gạo lứt thì hoàn toàn không khả thi vì khó ăn và nhanh bị ôi khét.

Mặc dù các nhà khoa học cho rằng đây là giải pháp đơn giản nhất hiệu quả nhất và rẻ tiền nhất để chống lại bệnh tật, tăng cường sức khỏe làm chậm lão hóa

Nhờ công nghệ chống phân huỷ màng gạo lứt biến nó thành thực phẩm đặc biệt nó giúp cho việc thay thế ngũ cốc toàn phần một cách đơn giản dễ ăn hơn và tiện lợi văn minh hơn nhiều, và với người bệnh mãn tính có thể sử dụng 15gam-30gam/ngày/người tương đương với cám trong 250gam-500gam hạt toàn phần còn tươi và giữ được 100% chất lượng nên nó chóng khác phục rối loạn và mất cân bằng của quá trình chuyển hóa ( nguyên nhân chính tạo ra các bệnh mãn tính, nó là quá trình phân giải thức ăn thành ra các chất dinh dưỡng hóa tan nuôi sống cơ thể).

Màng gạo lứt đã được chống phân hủy là loại tốt nhất trong các màng ngũ cốc và giúp chúng ta thực hiện dễ dàng chế độ ăn uống lành mạnh và nếp sống lành mạnh để phòng ngừa và kiểm soát 80% bệnh tật với một cơ thể khỏe mạnh.

các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện cám gạo là siêu thực phẩm số một trên hành tinh và tạo ra công n ghệ chống ôi khét cho nó cơ hội góp phần giải quyết 3 thách thức với sức khỏe con người của thiên niên kỷ mới trên toàn cầu đó là: Giảm nạn suy dinh dưỡng thừa cân béo phì, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh mạn tính và lây nhiễm’

Nó là cơ hội vàng cho sức khỏe dinh dưỡng và phòng ngừa kiểm soát bệnh tật của con người.

Vì sức khỏe và hạnh phúc của mỗi người trong suốt tuổi thọ hãy sử dụng ngay và thường xuyên màng tinh chất gạo lứt – siêu thực phẩm của toàn cầu – sản phẩm quý giá mà thượng đế đã ban tặng cho con người.

Bùi Huy Thanh

Nghiên cứu viên cao cấp về khoa học công nghệ

(Là một trong những tác giả đầu tiên trên thế giới của công nghệ xử lý chống ôi khét, phân hủy màng tinh chất gạo lứt được áp dụng thành công trong sản xuất)

Đón đọc: Thành phần của màng gạo lứt đều là dinh dưỡng chữa bệnh


Ý kiến của bạn