Màng gạo lứt góp phần giải quyết thách thức về sức khoẻ (Phần 1)

03-10-2020 08:30 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Nhờ những cuộc cách mạng về khoa học công nghệ, cuộc sống của con người trên hành tinh này đã thay đổi với tốc độ vũ bão. Những người lãng mạn nhất cũng không thể tưởng tượng được một cuộc sống tuyệt vời của con người như ngày hôm nay.

Nhưng mặt trái của nó cũng vô cùng nghiêm trọng, con người đã làm thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái trên trái đất này. Hệ quả của nó là biến đổi khí hậu toàn cầu ( trái đất nóng lên, nước biển dâng, bão lụt, hạn hán triền miên và ngày càng khốc liệt ). Môi trường bị hủy hoại một cách nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của mọi sinh vật trên hành tinh này.

Mặc dù khoa học, y tế, các dược phẩm, các công nghệ và thiết bị y tế phát triển như vũ bão nhưng sức khỏe và bệnh tật của con người vẫn ngày càng trở lên nghiêm trọng trên toàn thế giới. Các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển, các nước giầu cũng như các nước nghèo nhất đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là các bệnh lây nhiễm tưởng là đã giải quyết xong nhưng qua đại dịch COVID-19 gần như cả thế giới đang vỡ trận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của toàn nhân loại. Các bệnh mạn tính phát triển nhanh như nạn dịch và y học hiện đại vẫn chưa chữa khỏi một bệnh mạn tính nào, chúng ta mới chỉ giải quyết triệu chứng chứ chưa giải quyết được căn nguyên của bệnh tật và vẫn phải uống thuốc suốt đời.

Các  bệnh mạn tính (các bệnh không lây) như các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, suy giảm hệ tiêu hóa, các bệnh ung thư, các bệnh thoái hóa, alzeihme, parkingson đang ngày một nhiều lên và gây nên 70% số tử vong trên toàn cầu.

Mặc dù thời gian qua nền nông nghiệp trên toàn thế giới đã liên tục phát triển và đạt được rất nhiều thành tựu cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho con người nhưng hiện tại trên thế giới vẫn còn khoảng 870 triệu người được coi là thiếu dinh dưỡng kinh niên, vẫn còn 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các biến chứng liên quan đến suy dinh dưỡng mỗi năm. Mục tiêu trong thiên niên kỷ trước của liên hiệp quốc đề ra giảm 50% số người bị đói và suy dinh dưỡng nhưng đã không thực hiện được, qua hai thập niên của thể kỷ mới vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Chúng ta đã qua hai thập niên của thế kỷ 21 các chuyên gia trên thế giới nêu ra thế giới hiện phải đối mặt với 3 thách thức chủ yếu về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

-  Thứ nhất là hoàn thành công việc của mục tiêu phát triển thiên niên kỷ giảm một nửa suy dinh dưỡng và các bệnh lây nhiễm

- Thứ hai, rung hồi chuông cảnh báo sự gia tăng của các bệnh mạn tính như các bệnh tim mạch, tiểu đường tuyp II béo phì và ung thư ở các nước đang phát triển.

- Thứ ba, là hậu quả của toàn cầu hóa, ở đây các thức ăn truyền thống có lợi cho sức khỏe đang bị thay thế bởi các thức ăn nhanh tiện lợi nhưng quá nhiều chất béo, quá nhiều năng lượng đã làm cho số người béo phì và thừa cân phát triển nhanh hơn cả các nạn dịch. Hiện tại có khoảng trên 600 triệu người béo phì và với tốc độ này thì dự báo đến năm 2030 số người thừa cân béo phì sẽ lên đến 3,3 tỉ người, thừa cân béo phì là tiền đề quan trọng nhất cho các bệnh tim mạch, tiểu đường tuyp II và các bệnh ung thư phát triển.

Cả ba thách thức này đều liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.

Trong thời gian qua chúng ta đã tiến hành công cuộc cách mạng xanh cùng với việc tạo ra nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt. Nhưng việc này không đồng nghĩa với việc thúc đẩy dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng tốt hơn. Nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn còn đó, nạn thừa cân béo phì đang tang nhanh như một nạn dịch và đe dọa nhân loại. nó cũng là một dạng suy dinh dưỡng do tiêu thụ quá  nhiều chất béo và năng lượng trong điều kiện suy kiệt dinh dưỡng khác, các bệnh lây nhiễm và các bệnh mãn tính phát triển cực nhanh và trong tình trạng báo động toàn cầu.

Những điều này đỏi hỏi chúng ta phải đổi mới hệ thống lương thực thúc đẩy dinh dưỡng, sức khỏe công cộng để giải quyết vấn đề đói, suy dinh dưỡng và các bệnh đe dọa đến tính mạng con người như các bệnh lây nhiễm các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường tuyp II, các bệnh ung thư, các bệnh thoái hóa, bệnh béo phì.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Elijabeth.P.Ryan thuộc trường đại học Colorado State USA những người bị suy dinh dưỡng bị các bệnh lây nhiễm và các bệnh mạn tính chiếm tỉ lệ cao nhất ở những người nghèo ở các nước đang phát triển, ở châu Mỹ la tinh, châu Phi cận Sahara, các nước Đông Nam Á, là những nước sử dụng ngũ cốc chính là lúa gạo làm thức ăn chính.

Nhưng gạo đó là gạo trắng đã xát bỏ hết lớp cám và phôi và còn đánh bóng, phần bị xát bỏ đi lại là chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất là nguồn giàu lipit, là dầu gạo một loại dầu rất tốt cho sức khỏe, protein cũng tốt nhất dễ tiêu hóa và giàu lysine, các chất xơ có lợi cho sức khỏe các chất kháng oxy hóa nhiều nhất và hoạt lực lớn nhất trong 28 loại thực phẩm giàu chất kháng oxy hóa trên trái đất. Nó cũng giàu các hợp chất có hoạt động sinh học có lợi cho sức khỏe, nhiều nhất các hợp chất hóa học tự nhiên có lợi cho sức khỏe, giàu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người.

Các nhà khoa học thế giới đánh giá cám chứa tới 65% giá trị của hạt gạo lứt mà là phần có lợi cho sức khỏe con người. Còn phần gạo trắng chỉ chiếm 35% giá trị chủ yếu là cung cấp năng lượng

Trong cám gạo chứa tới 90% các vi chất dinh dưỡng, các hợp chất hóa học tự nhiên có hoạt động sinh học có lợi cho sức khỏe. Theo tiến sĩ P.Ryan trẻ em và người lớn ở các nước nghèo ăn gạo xát trắng không tiếp cận được với nguồn dinh dưỡng quý giá nhất trong cám gạo chính là nnguyeen nhân tạo ra suy dinh dưỡng.

Dịch béo phì phát triển do nhiều nguyên nhân phức tạp, trước tiên là do hành vi ăn uống, ăn quá nhiều thức ăn nhanh giàu chất béo quá nhiều năng lượng trong  khi lại thiếu protein và thói quen xấu ít vận động hàng ngày từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipit tích tụ mỡ thừa.

Bằng chứng khoa học cho thấy những cá nhân có cân nặng thấp khi sinh và thấp còi ở trẻ em có nguy cơ mắc bệnh béo phì sau này trong cuộc sống.

Nghịch lý tiến hóa của những người suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì càng làm tăng thêm những trở ngại khó khăn để cải thiện sức khỏe cộng đồng trong hệ thống thực phẩm toàn cầu.

Thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày, thiếu các vi chất dinh dưỡng, các hợp chất hóa học tự nhiên những hợp chất hoạt động sinh học có lợi cho sức khỏe có thể dẫn đến phổ rộng các nguy cơ cho các bệnh lây nhiễm và các bệnh mạn tính phát triển thành nạn dịch nó làm giảm khả năng miễn dịch của con người.

Cả hai hiện tượng này đang xảy ra với tốc độ báo động ở các khu vực nghèo đói và suy dinh dưỡng trên thế giới.  Hàng trăm những công trình khoa học trên thế giới đã điều tra, xác định những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của cám gạo, hàng trăm các chất kháng oxy hóa giầu nhất và mạnh nhất trong 28 loại thực phẩm giầu chất kháng oxy hóa trên trái đất, nó cũng giầu các chất dinh dưỡng thiết yếu so với các chất thực phẩm khác.

Các nhà khoa học bằng những công trình nghiên cứu lâm sang và dịch tễ đã tìm ra công dụng tuyệt vời của lớp màng của hạt ngũ cốc, nó giúp phòng ngừa và kiểm soát các bệnh mãn tĩnh như tiểu đường, tim mạch, các bệnh ung thư, thoái hóa, rối loạn tiêu hóa,….

Có những công trình dịch tễ theo dõi tới 700.000 người trong 15 năm về tác dụng của hạt toàn phần là ngũ cốc toàn phần (còn đầy đủ lớp màng, phôi nội nhũ của các loại ngũ cốc) với lượng ăn từ ít tới nhiều theo 5 cấp bậc, qua nghiên cứu người ta xác định ngũ cốc còn giữ được phần cám có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát được hầu hết các bệnh mạn tính.

Chỉ cần ăn đều đặn thường xuyên 25gam đến 75gam/ ngày ngũ cốc còn giữ đầy đủ lớp màng bảo vệ và phôi có thể giảm được từ 25-40% rủi ro phát sinh các bệnh mạn tính và hạn chế được 25-50% tử vong về các bệnh tật. Nó cũng phòng ngừa kiểm soát được một số bệnh lây nhiễm vì nó tăng cường được sức khỏe cơ thể nên hạn chế được các bệnh lây nhiễm.

Ngũ cốc toàn phần đặc biệt của hạt gạo lứt ( còn giữ đầy đủ lớp cám, phôi và nội nhũ) là tốt nhất trong các loại ngũ cốc, sau đó là yến mạch. Lớp màng và phôi của gạo lứt chiếm tới 65% giá trị của gạo lứt mà là những giá trị quý nhất đối với sức khỏe con người.

Bùi Huy Thanh

Nghiên cứu viên cao cấp về khoa học công nghệ

(Là một trong những tác giả đầu tiên trên giới của công nghệ xử lý chống ôi khét, phân hủy màng tinh chất gạo lứt được áp dụng thành công trong sản xuất)


Đón đọc: Màng gạo lứt góp phần giải quyết thách thức về sức khoẻ (Phần 2)


Ý kiến của bạn