Mạng 5G được kích hoạt, người dùng hưởng lợi gì?

10-10-2024 10:56 | Xã hội
google news

SKĐS - 5G mang lại trải nghiệm mới cho người dùng và kết nối các ngành công nghiệp mới, thúc đẩy sự phát triển của internet vạn vật. Những ứng dụng thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), y học, ô tô tự lái… đều được hỗ trợ mạnh mẽ bởi 5G.

Khôi phục hơn 90% hệ thống điện, viễn thông, giao thông bị thiệt hại bởi bãoKhôi phục hơn 90% hệ thống điện, viễn thông, giao thông bị thiệt hại bởi bão

Tại các địa phương bị thiệt hại do bão và mưa lớn, sạt lở, công tác khôi phục hệ thống điện, viễn thông, giao thông, tiêu úng và phục hồi nhà cửa, sản xuất đang gấp rút được triển khai.

Tốc độ gấp 3-4 lần mạng 4G

Những ngày qua, thiết bị điện thoại thông minh của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.

Lâm Nhi (Hà Nội) cho biết vài ngày qua, khi đi qua một số khu vực ở phường Dương Nội, Hà Đông, điện thoại lại hiển thị biểu tượng sóng 5G thay cho 4G, dù cô không đăng ký bất cứ gói cước 5G nào. Cô cho biết chất lượng kết nối khá ổn định, tốc độ cao hơn hẳn mạng 4G, giúp cô làm việc thoải mái mà không cần sử dụng wifi ở quán cà phê. Tốc độ đạt khoảng 300 Mbps, tương đương một gói Internet cố định tốc độ cao và gấp ba lần kết nối 4G.

Mạng 5G được kích hoạt, người dùng hưởng lợi gì?- Ảnh 2.

Mạng 5G mở ra vô vàn ứng dụng các công nghệ mới ở Việt Nam.

Trên mạng xã hội cuối tuần qua, người dùng smartphone tại nhiều tỉnh thành như TP HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định... cũng phản ánh điện thoại của họ bỗng dưng chuyển sang kết nối 5G. Có người nói thiết bị thậm chí đã bắt được sóng 5G từ cuối tháng 9. Đây đều là những người đang sử dụng gói cước 4G trên điện thoại hỗ trợ 5G đời mới.

Ông Đoàn Quang Hoan, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cho biết, lịch sử phát triển của ngành viễn thông đã chứng kiến sự thay đổi công nghệ thông tin di động, từ 2G lên 3G, 4G và bây giờ là 5G. Các thế hệ công nghệ sau lại có những đóng góp lớn hơn và theo những cách thức khác biệt hơn cho nền kinh tế, cho xã hội.

5G là mạng di động thế hệ thứ 5. Đây là tiêu chuẩn không dây toàn cầu mới sau mạng 1G, 2G, 3G và 4G. 5G được thiết kế cho phép vạn vật kết nối với nhau (IoT), giữa người với người và người với thiết bị. Công nghệ không dây 5G nhằm cung cấp tốc độ dữ liệu cao nhất nhiều Gbps, độ trễ cực thấp, độ tin cậy cao hơn, dung lượng mạng lớn, tính khả dụng cao hơn và trải nghiệm thống nhất hơn cho nhiều người dùng hơn.

Nhờ hiệu suất cao hơn và hiệu quả được cải thiện, 5G mang lại trải nghiệm mới cho người dùng và kết nối các ngành công nghiệp mới, thúc đẩy sự phát triển của internet vạn vật. Những ứng dụng thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), y học, ô tô tự lái… đều được hỗ trợ mạnh mẽ bởi 5G.

"Với đặc điểm siêu băng rộng, độ trễ siêu thấp, độ tin cậy siêu cao, đặc biệt là mật độ IoT (Internet vạn vật) siêu cao, 5G kỳ vọng sẽ đóng góp rất lớn cho nền kinh tế xã hội. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi 5G được đầu tư và phát triển nhanh hơn nhiều so với các thế hệ công nghệ thông tin di động trước đó", ông Đoàn Quang Hoan nói.

Những khu vực phủ sóng mạng 5G

Từ năm 2020, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm và ứng dụng 5G. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thử nghiệm 5G ở 55 tỉnh, thành phố. Năm 2024 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định sẽ là năm thương mại hóa 5G trên phạm vi toàn quốc. Để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng số công nghiệp.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 100Mbps cho mạng 5G, đến năm 2030, mạng 5G phủ sóng 99% dân số. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G.

Bộ TT&TT đã đưa ra định hướng, hạ tầng số Việt Nam phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, nhà mạng Viettel sẽ lắp đặt 1.500 trạm BTS 5G; VNPT/VinaPhone dự kiến lắp đặt 480 BTS 5G trong quý IV-2024 tại Hà Nội. Đến thời điểm đầu quý III, hai nhà mạng này đã thử nghiệm kỹ thuật và thương mại dịch vụ 5G tại Hà Nội. Cụ thể, VNPT đã triển khai phát sóng 50 trạm BTS 5G; Viettel có 36 trạm BTS 5G. Việc triển khai 5G được các nhà mạng công bố,

Một số điểm có 5G phủ sóng được thực hiện tại khu vực trung tâm như: Quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình và Quận Hai Bà Trưng, Tòa nhà D26, trụ sở Tập đoàn Viettel Tòa nhà VTT số 1 Giang Văn Minh, Khu đô thị Vinhomes Thăng Long (đại lộ Thăng Long, Hà Nội), Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội), Đại học Phenikaa: địa chỉ đường Nguyễn Văn Trác, Yên Nghĩa, Hà Đông

TP.HCM triển khai phủ sóng tại: Khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ; một số khu vực thuộc quận 10. Thành Phố Thủ Đức: Khu vực UBND Quận 2, Nhà văn hóa Thủ Đức, Nhà văn hóa Quận 9.

Ngoài những tỉnh thành như Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Trị, Lâm Đồng... cũng đã được phủ sóng 5G ở một số nơi.

Thời điểm hiện tại người dùng có thể kiểm tra khu vực phủ sóng mạng 5G với nhiều cách thức khác nhau. Truy cập vào website hoặc gọi tổng đài của nhà mạng, sau đó tìm thông tin các khu vực đang phủ sóng mạng 5G.

Trên các thiết bị điện thoại hỗ trợ 5G, người dùng có thể truy cập vào phần cài đặt mạng di động, chọn chế độ sử dụng 5G tự động. Đây là công cụ cho phép người dùng có thể kiểm tra mức độ phủ sóng của các nhà mạng, dựa vào cộng đồng người dùng để thu thập thông tin chính xác về hiệu suất của các mạng lưới của các nhà điều hành viễn thông trên toàn thế giới.

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Sửa Luật Viễn thông để hình thành hạ tầng nền kinh tế sốBộ trưởng Bộ TT&TT: Sửa Luật Viễn thông để hình thành hạ tầng nền kinh tế số

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sửa đổi Luật Viễn thông nhằm khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập còn phù hợp với thế phát triển viễn thông, xu thế hội tụ, hình thành hạ tầng số - hạ tầng của nền kinh tế số.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Uống trà thải độc có giảm cân được không? | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn