Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên

31-10-2024 09:17 | Xã hội

SKĐS - Là vùng đất được mệnh danh “đệ nhất danh trà”, chè Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu. Những đồi chè xanh bạt ngàn, nối tiếp nhau tầng tầng lớp lớp trùng điệp níu bước chân du khách.

Những đồi chè ở Thái Nguyên xanh mướt mát.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 1.

Thái Nguyên từ lâu được mệnh danh là "Đệ nhất danh trà" của cả nước với câu nói đã truyền qua bao thế hệ "Chè Thái gái Tuyên". Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát huy lợi thế từ cây chè để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà. (Trong ảnh: Đồi chè ở Phú Ninh, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 2.

Có mặt tại đồi chè Khe Cốc, xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đúng vào dịp người dân đang nô nức thu hoạch, anh Phạm Nhật Trọng, một người trồng chè lâu năm chia sẻ: “Tôi gắn bó với cây chè đã mấy chục năm. Theo nghiệp trồng chè tuy vất vả nhưng thu nhập cũng ổn định".

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 3.

Người trồng chè Thái Nguyên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Mọi quy trình trồng chè đều được tuân thủ chặt chẽ từ khâu trồng (chọn đất, vùng thâm canh), khâu chăm sóc (bón phân hữu cơ khi trồng, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh khi chăm cây), đến khâu chế biến (thu hái, bảo quản búp tươi, sao chè).

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 4.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 5.

Hiện, toàn xã có trên 1.000ha chè thì có gần 1.000ha chè kinh doanh, 50% diện tích là chè cành và khoảng trên dưới 70ha chè được công nhận sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap. Việc chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” được xem là bước ngoặt lớn đối với người trồng chè trên địa bàn xã Tức Tranh.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 6.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 7.

Hình ảnh đồi chè xanh ngút ngàn ở Phú Ninh, xã Phú Đình, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 8.

Sau khi được lựa chọn xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu và mô hình làng mới, đến nay xã Phú Đình đã có 2 hợp tác xã chè.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 9.

Làng nghề hiện có gần 20ha chè, trong đó trên 80% diện tích là các loại chè giống mới.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 10.

Với trên 2.530 ha chè, Định Hóa là địa phương có diện tích chè lớn thứ ba của tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, Định Hóa đã xác định đây là cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cây chè.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 11.

Thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạo phát triển cây chè theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; mở rộng diện tích chè giống mới đặc biệt là chè lai chất lượng cao để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến chè xanh, chè đen.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 12.

Nếu như trước đây, chè Định Hóa thường sử dụng làm nguyên liệu sản xuất chè đen xuất khẩu thì hiện tại, người trồng chè ở Định Hóa đang dần chuyển dịch sang thâm canh các loại chè giống mới, chè đặc sản, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất chè xanh đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 13.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 14.

Trước đây, bà con chủ yếu trồng giống chè trung du nên năng suất và giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2005 trở lại đây, thực hiện chủ trương của huyện về việc chuyển đổi cơ cấu giống cây chè, nhiều hộ đã mạnh dạn thay thế giống chè trung du bằng các giống chè mới cho năng suất và chất lượng cao.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 15.

Cây chè đã trở thành loại cây trồng chủ lực giúp người dân Định Hóa xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Việc phát triển làng nghề chè đã tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 16.

Mãn nhãn với những đồi chè xanh mướt, dài ngút ngàn ở Thái Nguyên- Ảnh 17.

Những đồi chè xanh bạt ngàn, nối tiếp nhau tầng tầng lớp lớp còn trở thành địa điểm tham quan du lịch cho du khách bốn phương.


Tuán Anh
Ý kiến của bạn