Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2024 gồm những gì, cúng trước có được không?

22-02-2024 11:07 | Đời sống

SKĐS - Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2024 thường gồm có cỗ chay cúng trời Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên. Tùy vùng miền, mâm cúng sẽ có những món ăn khác nhau.

Cúng Rằm tháng Giêng 2024 được cho là nghi thức quan trọng trong năm nay của nhiều gia đình với nhiều ý nghĩa, rằm đầu tiên mở đầu cho một năm bình an tài vận.

Vì sao "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng"?

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch ("Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm).

Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2024 gồm những gì, cúng trước có được không?- Ảnh 1.

Cúng Rằm tháng Giêng là một trong những những nghi thức quan trọng của nhiều gia đình Việt. Ảnh minh họa.

Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Rằm tháng Giêng còn là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên.

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 gồm những gì?

Thông thường cúng Rằm tháng Giêng 2024 gồm có 2 mâm cỗ, 1 cỗ chay và 1 cỗ mặn. Cỗ chay dâng Phật còn mâm cỗ mặn cúng gia tiên, thần linh. Cụ thể như sau:

Lễ chay cúng Rằm tháng Giêng 2024

Đồ chay dâng Phật không cần quá cầu kỳ, nhưng cần đảm bảo thanh đạm, sạch sẽ. Chọn màu sắc của các món ăn trong mâm cỗ chay tương ứng với ngũ hành thì càng tốt. Bởi ăn chay là một phương pháp hướng đến sự cân bằng, tối giản và điều tốt lành. Các món thường gồm:

  • Hoa tươi
  • Trái cây tươi theo mùa
  • Chè, xôi
  • Các món đậu
  • Bát xào
  • Bánh trôi nước

Lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng 2024

Tùy từng vùng miền mà có lễ vật mặn cúng Rằm tháng Giêng khác nhau. Thông thường không thể thiếu món thịt gà. Một số món ăn khác như: rau xào, nem, giò, chả,… cũng được cúng trong ngày này.

  • 1 con gà luộc (hoặc đĩa gà)
  • 5 lạng thịt vai luộc
  • 1 bát canh (canh măng, canh mọc...)
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa nem
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc, 1 bát cơm tẻ
  • 1 đĩa hoa quả
  • Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu, vàng mã...

Lưu ý: Mâm cúng chay dâng Phật và mâm cúng mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường để tách biệt ở các vị trí khác nhau, không nên để chung cùng một nơi.

Rằm tháng Giêng 2024 có nên cúng trước 1-2 ngày không?

Năm nay, Tết Nguyên tiêu rơi vào ngày cuối tuần - thứ Bảy ngày 24/2/2024 Dương lịch, vì thế các gia đình hoàn toàn có đủ điều kiện về thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng thật chu đáo và đúng ngày.

Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được các gia đình tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính ngày rằm - 15/1 âm lịch. Phần lớn các gia đình vẫn thường cúng vào ngày này, tuy nhiên, một số gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14 Âm lịch, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11, 12 Âm lịch.

Tuy nhiên, theo lịch vạn niên năm 2024 ngày 14/1 âm lịch rơi vào ngày Sát chủ, khá xấu. Theo quan niệm dân gian, ngày này thuộc Bách kỵ, trăm sự đều kỵ, không nên làm các việc trọng đại, bất kể đối với tuổi nào. Mọi người có thể cân nhắc khi chọn ngày để thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng 2024.

Cúng Rằm tháng Giêng 2024 nên tránh ngày "sát chủ" này, nhiều người hay mắc phảiCúng Rằm tháng Giêng 2024 nên tránh ngày 'sát chủ' này, nhiều người hay mắc phải

SKĐS - Nên cúng Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào, giờ nào hiện đang là câu hỏi được nhiều quan tâm bởi người xưa luôn quan niệm "Cúng lễ quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".



Như Hoa (t/h)
Ý kiến của bạn