1. Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một loại bệnh viêm khớp có liên quan đến sự tăng cao của axit uric trong máu. Nồng độ axit uric cao có thể hình thành các tinh thể trong khớp, gây đau và sưng tấy.
Axit uric được hình thành từ quá trình phân hủy thức ăn, đặc biệt là các hợp chất được gọi là purin.
Tăng axit uric máu được định nghĩa là nồng độ axit uric trong máu trên 7 mg/dl. Sự dư thừa này có thể là do tăng sản xuất axit uric, axit uric không được đào thải đúng cách gây ra hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, được cơ thể chuyển hóa thành axit uric.
Theo thời gian, nồng độ axit uric trong máu cao có thể dẫn đến việc hình thành các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp, gây ra các cơn gout.
Các loại thực phẩm như rượu vang, thịt đỏ và các loại thực phẩm giàu chất béo khác góp phần làm tăng nồng độ axit uric. Nếu nồng độ axit uric tăng cao, các tinh thể axit uric có thể hình thành trong thận và phát triển thành sỏi thận.
Vì vậy, nếu mắc bệnh gout, người bệnh cần cố gắng giảm nồng độ axit uric. Để đạt được điều này cần tăng cường rau xanh, tập thể dục và giảm lượng thức ăn giàu đạm trong khẩu phần ăn.
2. Mâm cơm ngày lễ nhiều đạm, nguy cơ cho người bệnh gout
Bệnh gout liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống. Trong khi đó, những ngày lễ Tết là dịp để gia đình sum vầy, đoàn tụ, là thời điểm của những buổi gặp gỡ, họp mặt, tiệc tùng nên không thể tránh khỏi "mâm cao cỗ đầy".
Hơn nữa các món ăn đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng, dưa hành, thịt đông; các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ; các loại nội tạng động vật; các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt lợn, gà đều là các món ăn phổ biến trong ngày lễ. Đây đều là những thực phẩm giàu purin. Người bệnh gout khi tiêu thụ các thực phẩm nhiều purin này càng dễ làm tái phát cơn đau.
Chính vì vậy Tết còn là "thời điểm vàng" để các bệnh mạn tính như bệnh gout tái phát và gia tăng đột biến. Thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân có bệnh mạn tính đến khám và chẩn đoán bệnh vào các dịp lễ Tết thường cao gấp 2 – 3 lần so với ngày thường.
3. Lời khuyên để người bệnh gout ăn Tết trọn vẹn
Để đón một cái Tết trọn vẹn, người bệnh gout cần ăn uống sinh hoạt điều độ, vận động thường xuyên và lưu ý những điều sau:
- Hạn chế uống rượu, bia: Rượu, bia cản trở khả năng đào thải axit uric dư thừa của cơ thể. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit uric và gây bùng phát cơn đau bệnh gout. Cả bia và rượu đều có liên quan đến việc tăng axit uric trong cơ thể.
- Uống đủ nước: Mất nước làm cho thận của khó lọc axit uric ra khỏi máu, làm cho nồng độ axit uric tăng lên.
- Hạn chế thực phẩm có hàm lượng purin cao: Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ; các loại nội tạng động vật; các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt lợn, gà có nhân purin. Để giúp ngăn ngừa cơn gout tấn công, nên ăn những thực phẩm này trong các bữa tiệc ngày lễ.
- Thưởng thức đồ uống có đường và đồ ăn nhẹ một cách điều độ: Đồ ngọt cũng là những món không thể thiếu trong những ngày lễ. Bánh kẹo, mứt trái cây thường chứa lượng đường cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có liên quan đến axit uric cao, đặc biệt là ở người thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy, hạn chế nước ngọt có ga, các loại đồ uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao khác có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout bùng phát trong kỳ nghỉ lễ năm nay.
- Quản lý căng thẳng: Đối với một số người, kỳ nghỉ lễ đồng nghĩa với sự gia tăng căng thẳng. Các cuộc gặp gỡ cho đến việc mua sắm có thể khiến căng thẳng tăng cao hơn vào cuối năm. Căng thẳng có thể làm cho nồng độ axit uric tăng lên. Để kiểm soát bệnh gout, kiểm soát căng thẳng có thể giúp điều chỉnh axit uric. Tập thể dục, tập yoga và thực hiện các bước chăm sóc bản thân trong thời gian bận rộn này có thể giúp bạn cảm thấy thư thái hơn.
Điều trị bệnh gout bao gồm ba cách tiếp cận:
- Kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp gout cấp tính;
- Ngăn ngừa các cơn đau tái phát;
- Điều trị các bệnh lý liên quan như tăng lipid máu, béo phì, đái tháo đường… Trong đó, ăn uống hợp lý là điều tối quan trọng.
Giảm nồng độ axit uric thông qua những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ bị các cơn gout trong tương lai.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Phục hồi chức năng cho người nhiễm COVID 19 thể nhẹ và không triệu chứng