Mách mẹ những lỗi thường gặp khi chữa ho cho trẻ lúc giao mùa

24-08-2018 09:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Nhiều phụ huynh không cho trẻ tắm, gội, kiêng ăn tôm, cá, tự ý dùng thuốc kháng sinh… khi điều trị ho.

Lâu nay, chị Nguyễn Thị H., 35 tuổi, luôn nghĩ rằng, con ốm, ho thì không nên cho bé tắm, gội vì sợ bé bị cảm lạnh, bệnh tình sẽ nặng hơn. Chị nhớ, có đợt con trai chị nhịn tắm gần một tuần. Nhiều lần chồng góp ý, muốn vợ vệ sinh sạch sẽ cho con nhưng chị không nghe.

Chị Nguyễn Thu H. có con gái 7 tuổi, bé thường xuyên ho khi thời tiết chuyển mùa. Chị H. ra hiệu thuốc miêu tả về triệu chứng bệnh của con thì được kê thuốc kháng sinh cho uống. Mọi lần, bé thường khỏi bệnh sau 2 ngày sử dụng, chị cũng ngừng cho bé uống thuốc dù trong đơn kê uống 5 ngày.

Ảnh minh họa

Vừa rồi, con gái ho, chị H. sử dụng lại đơn thuốc cũ ngày trước chưa dùng hết. Tuy nhiên, uống 3 ngày liên tiếp nhưng chị không thấy bệnh tình con thuyên giảm. Trong thời gian con ho, sốt, chị cũng kiêng tắm, gội cho bé. Nghe theo lời bà nội, chị H. không cho bé ăn tôm vì nghĩ sẽ khiến chứng ho nặng hơn.

Lý giải về những quan niệm trên, theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội), việc cha mẹ cho rằng, khi con ốm cần kiêng tắm vì cho rằng bệnh có thể nặng hơn chỉ đúng trong trường hợp trẻ tắm trong phòng không kín, nhiệt độ thấp hay ngâm mình cho trẻ quá lâu.

Trẻ nhỏ thường xuyên nghịch ngợm nên cần được người lớn giúp vệ sinh cơ thể để loại bỏ tế bào chết và chất bẩn. Việc kiêng tắm rửa lâu ngày khi trẻ bị ho có thể làm cho bé cảm thấy bức bối, cơ thể không được vệ sinh dễ bị viêm da.

Khi con bị ho, bố mẹ vẫn nên tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, cha mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió, nhiệt độ phòng ấm áp, thời gian tắm từ 5-10 phút và lau khô người cho bé.

Bác sĩ Thúy cho biết, ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì không phải nguyên nhân.

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên chú ý tới dinh dưỡng bởi trẻ biếng ăn có thể khiến đề kháng suy giảm. Chính vì vậy, thời điểm này, cha mẹ cần đảm bảo năng lượng cho trẻ, cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng.

Giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp bởi hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng kém. Ho, cảm cúm, ngạt mũi... là những triệu chứng thông thường mà bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc.

Bên cạnh là triệu chứng của một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, trong một số trường hợp, ho chỉ là phản ứng kích ứng của cơ thể với sự thay đổi của môi trường. Ho sẽ có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa biết rõ nguyên nhân. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác. Phụ huynh chú ý giữ gìn vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để tăng cường sức đề kháng. Trường hợp trẻ ho, cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn để giảm triệu chứng.

Siro ho Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline:094 240 8866.


Ý kiến của bạn