Mách mẹ cách chọn sản phẩm trị táo bón cho con hiệu quả

27-11-2019 10:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Hiện nay trên thị trường rất nhiều sản phẩm đẩy lùi táo bón cho trẻ. Từ những lựa chọn đơn giản như men vi sinh, chất xơ cho đến các giải pháp chuyên biệt như thuốc nhuận tràng hay thụt tháo. Để chọn được sản phẩm giúp giải quyết dứt điểm chứng táo bón cho con không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Trên thực tế, không ít trường hợp cha mẹ khi thấy một loại thuốc đáp ứng tốt với bé này liền mua về dùng thử cho con nhưng kết quả không như mong đợi: bé đáp ứng chậm, dừng thuốc thì táo bón quay trở lại,... Khi ấy, ta thường giải thích đơn giản rằng bé không “hợp” thuốc. Song sự thực có phải như thế? Làm sao để giải quyết dứt điểm chứng táo bón này?

Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm bổ sung, thuốc trị táo bón thường được sử dụng trong khắc phục chứng táo bón chức năng ở trẻ. Mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm và phù hợp trong từng trường hợp khác nhau. Hiểu được điều này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chọn sản phẩm trị táo bón phù hợp với tình trạng của trẻ.

Chất xơ

Chất xơ bao gồm 2 nhóm chính:

- Chất xơ hòa tan: hút nước, trương nở và làm mềm phân giúp quá trình đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, đây cũng là nguồn “thức ăn” của lợi khuẩn đường ruột.

- Chất xơ không hòa tan: giúp tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột tống phân ra ngoài.

Ưu điểm của phương pháp bổ sung chất xơ trị táo bón cho trẻ là tính đơn giản và tiện lợi, bởi cha mẹ có thể dễ dàng bổ sung cho trẻ ngay từ chế độ ăn uống hàng ngày với mức chi phí hợp lý. Giải pháp này thường khá hiệu quả trong trường hợp trẻ lười ăn rau, trẻ mới bị táo bón, táo bón nhẹ.

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, hạn chế của chúng là trong các trường hợp trẻ táo bón nặng, táo bón kéo dài thì thường kém hiệu quả. Bởi chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ táo bón là do thiếu chất xơ. Hơn nữa, khi trẻ táo bón kéo dài thì một lượng lớn phân đã bị ứ đọng lâu trong đại tràng, phân khô cứng khiến trẻ đi ngoài khó khăn, đau rát. Trẻ rất sợ đi ngoài và vô tình vướng phải vòng tròn táo bón luẩn quẩn khó khắc phục. Lúc này, giải pháp từ chất xơ đơn độc là chưa đủ. Bằng chứng là rất nhiều trẻ khi được bổ sung thêm nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo, trẻ vẫn đau, sợ khi đi ngoài.

Ảnh minh hoạ

Theo các chuyên gia Nhi khoa, bổ sung chất xơ khi trẻ táo bón kéo dài thường kém hiệu quả và sẽ không còn dễ dàng nữa trong hoàn cảnh này. Khi ấy dùng thuốc sẽ là chỉ định bắt buộc hàng đầu.

Men vi sinh

Khi thấy con trẻ bị táo bón, hầu hết cha mẹ thường chỉ nghĩ đến nguyên nhân từ đường tiêu hóa đơn thuần. Do đó bên cạnh chất xơ thì men vi sinh cũng là giải pháp được nhiều cha mẹ nghĩ đến.

Ảnh minh hoạ

Bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh vốn bị đảo lộn do táo bón. Chúng giúp tăng khả năng đào thải độc tố do phân ứ đọng lâu trong đại tràng, đồng thời cũng giúp bổ sung vitamin và khoáng chất (đặc biệt là K2 - vitamin chỉ tổng hợp tại đại tràng bởi vi khuẩn có lợi).

Tuy nhiên, chúng chỉ thực sự phát huy được tác dụng khi đến được ruột, đại tràng với số lượng đủ lớn. Trong khi trên thực tế có đến 80% lợi khuẩn bị chết và mất tác dụng khi đi qua môi trường acid dạ dày. Số lượng lợi khuẩn đến ruột, nhất là đến đại tràng và phát huy tác dụng không đáng là bao. Vì vậy sử dụng men vi sinh chữa táo bón cho trẻ thường ít được khuyến khích áp dụng.

Trong các trường hợp bé sơ sinh còn nhỏ bị táo bón hoặc trẻ mới bị táo, táo nhẹ thì cha mẹ vẫn có thể bổ sung men vi sinh cho con. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn các chế phẩm men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ bao phim hay bào tử. Bởi các công nghệ này cho phép tỷ lệ lợi khuẩn sống sóng khi đi qua acid dạ dày lên tới 70-90%.

Ảnh minh hoạ

Thuốc nhuận tràng trị táo bón

Tùy cơ chế tác dụng mà các loại thuốc trị táo bón được chia làm nhiều nhóm: nhuận tràng thẩm thấu, kích thích, tạo khối, thụt tháo,...

Các bà mẹ thường nghĩ rằng các loại thuốc làm trị táo bón là có hại và hầu hết đều tự ngưng khi con bớt táo. Kết quả là chứng táo bón quay trở lại và khi ấy ai cũng nghĩ rằng con bị nhờn, phụ thuộc vào thuốc. Hoặc có trường hợp cha mẹ để bé tự rặn không dùng thuốc mềm phân tới mức sa trực tràng.

Ảnh minh hoạ

Nguyên tắc của điều trị táo bón là làm mềm phân đủ lâu (có thể lên đến 6 tháng - 1 năm tùy từng trường hợp) để trẻ quên đi cảm giác sợ đi ngoài vô thức. Các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo, việc dùng thuốc là giải pháp tối ưu nhất để duy trì được được thói quen đi ngoài tốt cho trẻ trong trường hợp này.

Tâm lý lo lắng của cha mẹ cũng có phần đúng, như khi lạm dụng các thuốc trị táo bón thuộc nhóm thụt tháo trẻ rất dễ bị lệ thuộc, mất phản xạ đi ngoài tự nhiên. Hay sử dụng bisacodyl thuộc nhóm nhuận tràng kích thích làm tăng nhu động ruột, gây hại cho trẻ. Nhưng chúng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với liều lượng rất thấp và khi thực sự cần thiết.

Còn trong các trường hợp cần sử dụng thuốc táo bón kéo dài, các bác sĩ nhi khoa luôn lựa chọn những sản phẩm đã có bằng chứng an toàn rõ ràng. Như một số loại thuốc thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu: PEG 3350, Lactulose, Sorbitol,... Với cơ chế giúp tống đẩy phân ra ngoài cách tự nhiên đã được cho phép sử dụng lâu dài ở trẻ.

Điển hình như PEG 3350 (Peginpol) có tác dụng tăng hấp thu nước vào lòng ruột giúp làm mềm phân, tăng khối lượng và kích thước khối phân từ đó kích thích đại tràng tống đẩy phân ra ngoài cách tự nhiên. Hoạt chất này đã được chứng minh an toàn và không giảm tác dụng khi sử dụng kéo dài cho trẻ. Chúng không bị cơ thể hấp thu và được thải trừ hoàn toàn dưới dạng chưa biến đổi nên không gây nhờn thuốc. Đây cũng là dược chất được chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ theo khuyến cáo từ các tổ chức y tế trên thế giới.


Ý kiến của bạn