1. Tiêu thụ thực phẩm chưa đúng cách
Phần lớn mọi người thường dành thời gian tập luyện để đốt cháy calo mà không quan tâm đến lượng thức ăn được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chế độ ăn uống quyết định đến 80% thành quả của quá trình giảm cân.
Chế độ ăn uống quyết định đến 80% thành quả của quá trình giảm cân.
Lựa chọn đúng nguồn thực phẩm phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng cơ thể, sự trao đổi chất... Vào những ngày luyện tập "khắc nghiệt", bạn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như khoai tây, gạo lứt, ngũ cốc...
Còn ngày nghỉ hoặc ngày thực hiện những bài tập nhẹ nhàng cho tim mạch, bạn chỉ nên ăn những đồ ăn có chứa protein và rau quả, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tránh ăn bánh mỳ và thực phẩm chế biến.
2. Bạn ăn quá nhiều
Để giảm cân, cơ thể cần đốt cháy lượng calo lớn hơn lượng calo tiêu thụ. Hãy ăn bất cứ khi nào bạn đói và ăn thật chậm hoặc ăn vặt lành mạnh trong ngày cũng có thể giúp bạn không ăn quá nhiều khi đến bữa.
Chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo sẽ chỉ làm tăng cảm giác thèm thực phẩm giàu chất béo và chứa nhiều đường. Lần cuối khi tiêu thụ chúng, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn.
Chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo sẽ chỉ làm tăng cảm giác thèm thực phẩm giàu chất béo và chứa nhiều đường.
3. Luyện tập cardio không đúng cách
Cardio là một bài tập cần thiết cho tim khỏe mạnh, tăng cường sự trao đổi chất và khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Tuy nhiên khi tập luyện quá nhiều, nó có thể "ăn mòn" cơ bắp. Cơ bắp giúp trao đổi chất hiệu quả và đốt cháy nhiều calo hơn.
Thế nhưng, điều này làm cho cơ thể trở nên dẻo dai và lưu trữ năng lượng dưới dạng mờ thừa, chưa kể đến việc làm tăng cảm giác thèm ăn, khiến bạn dễ ăn vặt và ăn nhiều hơn.
4. Bỏ qua bài tập nâng tạ
Bạn không nên tập trung vào một bài tập mà quên đi những bài tập khác. Khi mục tiêu chính của bạn là loại bỏ chất béo thì bạn không nên bỏ qua nâng tạ, một trong những phần quan trọng nhất của bài tập giảm cân.
Bạn không nên tập trung vào một bài tập mà quên đi những bài tập khác.
Nâng tạ giúp tăng cường hoạt động cơ bắp, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất khiến lượng calo được đốt cháy đáng kể. Sự kết hợp thông minh giữa những bài tập cho tim mạch và bài tập cho cơ bắp sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
5. Bạn tập luyện chưa thực sự nghiêm túc
Xây dựng một chế độ luyện tập phù hợp sẽ mang lại hiêu quả tích cực. Với những người bình thường không nên luyện tập nhiều hơn một giờ đồng hồ mỗi ngày.
Hiệu quả của việc luyện tập phụ thuộc vào cường độ chứ không phụ thuộc vào thời gian thực hiện các bài tập. Bạn nên nhớ: chăm chỉ, tăng cường độ và rút ngắn thời gian tập luyện.
6. Cơ thể không có thời gian để phục hồi
Sau một ngày tập luyện mệt mỏi với sự vận động của toàn bộ cơ thể, bạn nên hình thành thói quen nghỉ ngơi vào ngày hôm sau hoặc thực hiện bài tập cardio nhẹ nhàng để cơ thể có thời gian phục hồi.
Ăn vặt lành mạnh trong ngày cũng có thể giúp bạn không ăn quá nhiều khi đến bữa
Việc phục hồi cũng quan trọng như tập luyện. Đây là giai đoạn cơ thể có thể đốt cháy hết các chất béo. Vì vậy, hãy cho cơ thể thời gian để phục hồi hoàn toàn, khi đó bạn mới có đủ năng lượng để hoạt động ngày hôm sau.
7. Quá căng thẳng
Chế độ luyện tập nghiêm ngặt có thể là một tác nhân gây nên căng thẳng. Luyện tập, phục hồi và stress cần được cân bằng để cơ thể khỏe mạnh và loại bỏ được chất béo dư thừa. Khi thời gian để phục hồi không đủ, cơ thể có thể sản sinh cortisol, một hormone gây stress.
Tiếp xúc với cortisol trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe , tiêu biểu là chất béo. Khi bạn ngừng tập thể dục, cơ thể cũng dừng sản xuất cortisol. Tuy nhiên, không thể loại trừ một số vấn đề khác trong cuộc sống, công việc cũng có thể khiến cơ thể sản sinh hormone này.