Theo kết quả giám định của cơ quan công an, số ma túy trên là một loại ma túy mới xuất hiện, được pha trộn từ nhiều chất ma túy tổng hợp như MDMA, Ketamine, Diazepam.
Điều này làm cho nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy, làm sao để phát hiện và phòng tránh?.
Theo BS. Huỳnh Thanh Hiển, Chuyên gia về ma túy, bác sĩ Khoa tâm thần kinh, BV Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, trước đây, cụm từ "ma túy tổng hợp" dùng để ám chỉ nhóm amphetamine và các dẫn xuất như methamphetamine (đá), MDMA (lắc) và để phân biệt với nhóm ma túy có nguồn gốc từ thiên nhiên là cần sa và thuốc phiện cùng với các dẫn xuất như morphine và heroin.
Vài năm gần đây, nhiều loại ma túy mới được du nhập bất hợp pháp vào Việt Nam bao gồm: tem giấy/bùa lưỡi (LSD), muối tắm (chiết xuất từ lá khat), cỏ Mỹ (cần sa tổng hợp) … và gần đây nhất là có "ke" (ketamine).
Cũng theo bác sĩ Hiền, về phương diện dược lý học thần kinh thì ma túy được chia thành 2 nhóm.
Nhóm ức chế trầm dịu: nhóm thuốc phiện và các dẫn xuất, ketamine (bản chất là 1 thuốc gây mê).
Hiện nay, ma túy đang chuyển dạng, trong vòng 5-10 năm nay rất ít người mới 'chơi' heroin mà chủ yếu là nhóm kích thích, nhiếu nhất là đá, lý do là:
Người nghiện heroin trình diễn 1 hình ảnh quá tệ hại: răng sún, ăn mặc lôi thôi, hôi hám…mà đặc điểm tâm lý của giới trẻ là thích bắt chước, do đó họ không thích bắt chước 1 hình ảnh tệ hại như vậy.
Khác với heroin, bắt buộc phải chơi mỗi ngày ít nhất 2-3 cữ, nếu không sẽ bị hội chứng cai rất khổ sở, thì đá hay lắc không thể chơi liên tiếp nhiều ngày được và họ cũng không có nhu cầu phải chơi mỗi ngày, do không bị hội chứng cai nặng nề như chơi heroin.
Do đá/lắc và hầu hết ma túy nhóm kích thích chậm gây nghiện hơn và không có hội chứng cai rầm rộ như heroin nên giới trẻ đồn đại với nhau là đá/lắc không nghiện, vì họ thấy những người chơi trước không buộc phải chơi mỗi ngày.
Nếu như Heroin là chất gây nghiện khó từ bỏ nhất nhưng rất ít gây loạn thần thì ma túy đá tuy chậm nghiện hơn nhưng thường gây loạn thần và những tổn thương trên não bộ.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển cảnh báo, ma túy ngày nay thay hình đổi dạng liên tục để né tránh pháp luật. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là các phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con em mình, sớm phát hiện bất thường.
Những người sử dụng ma túy thường có các dấu hiệu bất thường như:
Thường xuyên xin tiền bởi ma túy không rẻ nên người sử dụng cần rất nhiều tiền, tìm mọi cách để có tiền (xin tiền đi học thêm hoặc mua sách)…
Một biểu hiện khác đó là các em hay vắng mặt vào một thời điểm nhất định, khi về rất tươi tỉnh, hoạt bát hơn nếu sử dụng nhóm thuốc kích thích.
Người sử dụng ma túy thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, thức khuya và dậy rất muộn...
Ma tuý là con đường lây truyền của HIV/AIDS
Nhiều người cho rằng nghiện ma tuý chỉ hút, hít hoặc dùng thuốc thì không thể nào lây truyền bệnh HIV/AIDS được. Ma tuý bản thân nó không mang HIV/AIDS nhưng nó là một chất kích thích có nhiều dạng khác nhau, với những người nghiện tới mất kiểm soát mà lại không có tiền để đáp ứng cơn nghiện thường sử dụng kim tiêm nhiều lần và dùng chung nhiều người (kim tiêm không được qua xử lý ), nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Chúng ta thấy mối liên hệ mật thiết giữa nghiện ma túy và nhiễm HIV. Vì vậy, để giảm thiểu tỷ lệ người nhiễm HIV thì điều cấp thiết nhất hiện nay là giảm thiểu số người sử dụng ma túy.
Việc can thiệp ma túy tổng hợp là vấn đề cực kỳ phức tạp vì kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới. Các loại ma túy tổng hợp mới hàng năm ra đời ngày một nhiều, can thiệp chủ yếu hiện nay là tâm lý xã hội và hành vi. Chưa có thuốc nào chứng minh hiệu quả trong việc điều trị HIV/AIDS.
Để giảm thiểu tỷ lệ người nhiễm HIV thì điều cấp thiết nhất hiện nay là giảm thiểu số người sử dụng ma túy. Xã hội và gia đình cần có sự phối hợp nhằm giáo dục nâng cao nhận thức của giới trẻ về các tác hại của ma túy tổng hợp và cách phòng chống hiệu quả.