Hà Nội

Mã đề - bài thuốc hay chữa chứng hoa mắt, chóng mặt

14-08-2018 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Chóng mặt, hoa mắt thường là những triệu chứng bất ngờ, xảy đến bất thường với bất kỳ ai, đặc biệt là ở phụ nữ trung niên và người bị rối loạn tiền đình. Nếu như Tây y có thuốc giảm chóng mặt để cắt cơn chóng mặt tức thời thì Đông y có bài thuốc từ cây mã đề.

Cây mã đề có lẽ không xa lạ gì với nhiều người ưa dùng các bài thuốc dân gian từ Đông y để chữa bệnh. Mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới như một dạng cỏ dại. Ở nông thôn Việt Nam, cây mã đề vẫn thường được mọi người hái về làm thuốc chữa bệnh, trong đó có chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày.

Cây mã đề giúp chữa chóng mặt hiệu quả

Mã đề rất dễ nhận biết bởi phiến lá hình thìa, có gân hình cung dọc theo sống lá và hội tụ ở ngọn và gốc lá. Hoa mã đề xuất phát từ kẽ lá, hơi dính ở gốc. Một cây mã đề có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuếch tán nhờ gió.

Mã đề giúp chữa chóng mặt hiệu quả

Theo báo cáo về “Mất khả năng thính giác, ù tai và chóng mặt” của Dược sĩ- Bác sĩ Katherine Blanchette M.D (Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Hàng đầu Houston, Texas, Hoa Kỳ), sự thiếu hụt vitamin D và canxi trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chóng mặt, ù tai, hoa mắt. Trong khi đó, lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác nên giúp cắt cơn chóng mặt hiệu quả.

Bên cạnh đó, theo tạp chí Life Extension (Hoa Kỳ), vitamin C có thể giúp giảm đáng kể tình trạng chóng mặt, hoa mắt ở những người thường xuyên làm việc trí óc, căng thẳng, mệt mỏi. Và mã đề ngoài chứa chất carotin, vitamin K thì còn dồi dào vitamin C. Vitamin C trong mã đề là hợp chất tối ưu hàng đầu giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và xây xẩm mặt mày.

Bài thuốc và món ăn chữa chứng hoa mắt, chóng mặt từ cây mã đề

Nguyên liệu:

- Mã đề 12g

- Sinh địa 15g

- Long đởm thảo, sơn chi tử, hoàng cầm, sài hồ, mẫu đơn bì, tri mẫu, cúc hoa mỗi vị 10g.

Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Theo Đông y, mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, có nhiều lợi ích cho sức khoẻ trong đó có chữa trị hiệu quả chứng chóng mặt, hoa mắt. Mã đề bên ngoài việc sắc thành thang để uống, chúng ta có thể sử dụng chúng như một nguyên liệu quý để chế biến thành các món ăn hằng ngày nhằm ngăn ngừa chóng mặt, xây xẩm mặt mày.

Ở Việt Nam, lá cây mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Chúng ta có thể ăn sống, trộn gỏi salad cùng các loại rau ghém khác hoặc xào hay nấu canh với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giảm chóng mặt, hoa mắt, giải nhiệt.

Mã đề có thể được chế biến thành nhiều món ăn chữa chóng mặt ( Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khi lựa chọn mã đề để chữa bệnh cần tránh các thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

Các giải pháp khác chữa chóng mặt, hoa mắt

Mã đề có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, người già, người bị sỏi thận thì không nên  dùng vì tính giải nhiệt quá mạnh, khiến lượng nước tiểu tăng, lượng ure, axit uric và muối trong nước tiểu đều tăng nên có thể gây hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, việc dùng mã đề để chữa chóng mặt thường phải được duy trì trong thời gian dài và thường phải đun nấu lích kích. Đó là trở ngại khá lớn đối với những người bận rộn, người đi làm công sở vốn có thời gian hạn hẹp.

Một trong những giải pháp chữa chóng mặt hiệu quả nhanh chóng và an toàn hiện nay dành cho những người bận rộn là mang sẵn thuốc chữa chóng mặt bên mình. Để ngăn ngừa triệu chứng hoa mắt, xây xẩm mặt mày các đối tượng này nên sử dụng thuốc giảm chóng mặt chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine, xuất xứ từ Pháp để cắt cơn chóng mặt tức thời và hiệu quả cũng là giải pháp tối ưu.

Dự trữ thuốc giảm chóng mặt trong nhà và luôn mang theo bên người để luôn có thể sử dụng khi cần thiết giúp chúng ta tập trung hiệu quả để làm việc, học tập, tạo tâm lý tự tin, thoải mái trong cuộc sống. Mọi người chỉ nên mua và sử dụng thuốc giảm chóng mặt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các nhà thuốc lớn và uy tín.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày, chúng ta còn phải chú trọng việc ăn uống điều độ kết hợp thói quen vận động khoa học, nghỉ ngơi hợp lý; không nên thay đổi tư thế đột ngột để tránh choáng váng, xây xẩm mặt mày; cũng tránh đi quá nhanh khi đang hoa mắt vì có thể khiến chúng ta dễ vấp ngã. Cách tốt nhất nên làm khi bị chóng mặt là tìm chỗ bám chắc, từ từ ngồi xuống, uống thêm nước hoặc sử dụng thuốc giảm chóng mặt để cắt cơn chóng mặt tức thời.


Ngọc Dư
Ý kiến của bạn